Đầu giờ chiều Thận bảo Đạt đi gọi các cán bộ lên hội ý.
Cuộc hội ý chớp nhoáng diễn ra ngay bên vệ đường cách chỗ Tình hy sinh chỉ mấy
bước chân, anh đi thẳng vào vấn đề:
- Chỉ trong hai ngày vừa qua chúng ta đã mất hai đồng
chí, nghiêm khắc kiểm điểm lại tôi cho rằng chúng ta đã có phần chủ quan trước
khi cơ động sang đường 12 này. Có một đặc điểm mà tôi xin nhắc lại là đại đội
ta đa phần là trẻ, hầu hết mới lần đầu tiên vào chiến trường cho nên sẽ có nhiều
cái rất bỡ ngỡ. Vì vậy như đồng chí Trác tiểu đoàn trưởng đã nói hôm trước là với
trách nhiệm và kinh nghiệm của mình chúng ta phải hướng dẫn cho anh em từ những
cái nhỏ nhất trở đi. Đã đành rằng không ai học hết chữ ngờ, không ai lường hết
được những tình huống sẽ xảy ra để tìm cách đối phó trước nhưng nếu ta dự kiến
trước được càng nhiều sẽ càng tốt. Tôi đề nghị từ nay các trung đội trưởng cần
quản lý bộ đội chặt chẽ hơn, trước khi giao nhiệm vụ làm bất cứ việc gì cũng phải
quán triệt, nhắc nhở để anh em thận trọng hơn. Tuổi trẻ thường vô tư, nhiều khi
chủ quan, bốc đồng nên chính chúng ta chứ không còn ai khác phải làm cái tay
lái, cái phanh cho anh em.
Đến lượt chính trị viên Đán:
- Những vấn đề đồng chí Thận nêu tôi hoàn toàn nhất trí,
anh em chiến sĩ trong đại đội ta nhìn chung mới trên dưới hai mươi tuổi, hầu hết
vừa rời ghế trường phổ thông hoặc giảng đường đại học để vào bộ đội. Tri thức
thì họ có nhưng kinh nghiệm chiến trường thì rất nghèo nàn, nếu cứ để thực tiễn
dậy họ thì chúng ta sẽ còn phải trả giá đắt. Vì vậy tôi đề nghị chúng ta cần
nêu cao trách nhiệm người cán bộ, đảng viên trong công tác quản lý, chỉ huy bộ
đội, cố gắng đến mức cao nhất để hạn chế đến mức tối thiểu sự hy sinh của đồng
đội chúng ta cũng như bản thân chúng ta.
Mọi người trao đổi thêm với nhau một số tình hình ở đường
12 và khu vực trú quân sắp tới, sau đó Thận kết luận:
- Như vậy chúng ta đã thống nhất ý kiến với nhau và tôi
xin được kết luận thế này: chúng ta phải coi cuộc hành quân vào đường 12 và trú
quân tại vị trí này là một cuộc chiến đấu thực sự nên tuyệt đối không được chủ
quan, mất cảnh giác. Chúng ta phải đảm bảo sẵn sàng chiến đấu 24 trên 24 giờ đồng
thời phải biết tận dụng mọi điều kiện để tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng đội. Từ
nay chúng ta phải đẩy mạnh các biện pháp sau: một là phải tăng cường công tác
quản lý bộ đội trong mọi tình huống, mọi nhiệm vụ, cử anh em đi đâu phải phân
công người phụ trách. Hai là phải hướng dẫn cho anh em cách phát hiện và phòng
tránh các loại vũ khí của địch, cách tổ chức sinh hoạt ở gần địch. Ba là phải
liên hệ chặt chẽ với các đơn vị bạn trên địa bàn để tạo điều kiện giúp đỡ lẫn
nhau khi cần thiết. Về biên chế tôi quyết định đồng chí Tùng sẽ về xe tôi làm
pháo thủ thay đồng chí Tình. Nếu các đồng chí không có ý kiến gì nữa thì ta kết
thúc ở đây
Mọi người lặng lẽ về xe, nét mặt ai cũng lộ rõ vẻ lo âu,
căng thẳng.
Vị trí trú quân của mới của đại đội nằm hai bên bờ sông Bồ,
con sông bắt nguồn từ sườn Đông Trường Sơn đổ xuống vùng đồng bằng Thừa Thiên
Huế nên lượng nước hai mùa thay đổi rõ rệt. Có thể nói suốt dọc con đường 12 từ
Bốt Đỏ đến Động Tranh không thể tìm ra chỗ trú quân nào tốt hơn cho một đại đội
xe tăng như ở đây: địa hình tương đối bằng phẳng, cây cối um tùm, lại sẵn nguồn
nước phục vụ cho sinh hoạt và công tác kỹ thuật. Tuy nhiên có một điều bất lợi
là gần địch quá, đây chỉ cách Động Tranh hơn mười cây số. Theo chiến thuật xe
tăng thì nơi này nên được chọn là vị trí tập kết trước chiến đấu chứ không nên
là nơi trú quân lâu dài. Nhưng tình thế bắt buộc không còn chỗ nào hơn nên Trác
và Thận vẫn quyết định chọn đây làm nơi
trú quân ngay từ khi đi trinh sát thực địa cách đây gần một tháng, khi thời cơ
sử dụng xe tăng đến thì chính đây sẽ là vị trí tập kết trước chiến đấu luôn. Lựa
chọn như vậy nhưng trong thâm tâm Thận rất lo. Lo nhất là nếu phải ở đây lâu
dài thì làm sao giữ được bí mật vì đây rất gần địch, nếu bọn chúng nống ra sẽ rất
nguy hiểm, đặc biệt là nếu để không quân địch phát hiện và đánh phá thì không
có đường nào mà rút nữa.
Công việc trước tiên cần được tiến hành lại là làm hầm, hầm
người, hầm xe, hầm sinh hoạt chung, hầm bếp v.v… Cái điệp khúc vô cùng nhàm
chán và mệt mỏi đối với mỗi người lính chiến trường nhưng chẳng ai dám lơ là lại
diễn ra. Đối với lính xe tăng thì đỡ khẩn trương hơn vì còn dựa dẫm vào xe,
chưa có hầm còn chui vào xe mà ngủ được nhưng khối lượng công việc lại nhiều
hơn vì ngoài làm hầm cho người còn phải đào hầm cho xe.
Sau cái chết của Tình anh em trong đại đội đã cảnh giác
và thận trọng hơn nhiều, trước khi lội vào những chỗ còn nghi ngờ đã biết dùng
cây sào dài để khua hay ít nhất cũng là vài vốc đất đá được ném vào trước. Cẩn thận vậy đấy nhưng những quả mìn vướng nổ tinh quái của Mỹ vẫn lấy đi
sinh mạng của lái xe Lược và làm mấy chiến sĩ nữa bị thương. Tuy nhiên, cuộc sống chiến trường cũng đã dậy
cho họ nhiều bài học mà khi đào tạo ở nhà trường họ chưa bao giờ biết đến.
Chỉ sau một tuần vị trí trú quân đã ổn định xong. Ở trung
đội Một những bụi le đánh trồng trên nóc hầm ngủ và thành hầm xe được tưới nước
đều đã bắt đầu bén rễ và xanh tốt trở lại, đi ngang qua nếu không để ý sẽ không
biết sau những lùm cây xanh tốt ấy là cả một chiếc xe tăng. Còn ở trung đội Hai
mọi việc thuận lợi hơn nhiều, những bụi giang hàng trăm cây đan vào nhau làm
thành một dàn ngụy trang thiên nhiên cực kỳ kín đáo.
Trác lại từ quân
khu xuống mang theo một quyết định của Bộ Tư lệnh quân khu: thành lập tiểu đoàn
xe tăng trực thuộc quân khu Trị Thiên mang phiên hiệu Tiểu đoàn 408. Tiểu đoàn
gồm hai đại đội: đại đội xe tăng Bốn và đại đội xe tăng bơi nước Ba đang trên
đường hành quân vào. Ban chỉ huy gồm có: tiểu đoàn trưởng Nguyễn Bá Trác, chính
trị viên Phạm Công Đính và tiểu đoàn phó Phạm Ngọc Bảng đang đi cùng đại đội
Ba, Hiển trở về trung đoàn nhận nhiệm vụ mới. Đi theo tiểu đoàn trưởng Trác xuống
là một số cán bộ, chiến sĩ thông tin, công binh, quân y hình thành nên bộ phận “dê bộ” để giúp việc. Chiếc xe “Vọt tiến”,
tổ đài 15 oát và tổ thợ đi cùng “xê bốn” cũng được rút về “dê bộ”.
Cứ tưởng vào đây rồi được đi đánh nhau ngay, nào ngờ cấp
trên vẫn chưa dùng đến vì thời cơ chưa thích hợp nên cứ phải chờ. Tiêu chuẩn
thì vẫn hạn hẹp như vậy, lượng dự trữ giấu được hôm kiểm kê cũng đã hụt đi nhiều
nên các trung đội lại phải tổ chức các tổ cải thiện để bảo đảm đời sống cho anh
em.
Con sông Bồ trở thành cứu tinh cho cuộc sống những người
lính nơi đây. Mặc dù đang là mùa khô sông vẫn khá nhiều nước, hai bên bờ dòng
nước trong mát cũng là những khu vườn vô tận để hàng ngày lính ta gùi về hàng tải
rau dớn, rau tàu bay, môn thục và măng lồ ô… Dưới sông từng đàn cá nhởn nhơ bơi
lượn ngày đêm trở thành mục tiêu săn bắt của các tay “sát cá”. Chỉ với cái cần
câu con con mà dây cước là dây mìn vướng, lưỡi câu là sợi dây thép niêm mài nhọn
chịu khó ngồi một hai tiếng cũng có thể kiếm vài con cá về nấu bữa canh chua
làm cho đời sống chiến trường tuy tiêu chuẩn eo hẹp nhưng cũng không đến nỗi
nào. Nổi tiếng “sát cá” trong đại đội là “nhà thơ” Nguyễn Bá Tùng.
Từ ngày bốn đồng đội ở xe 388 hy sinh Tùng lặng lẽ hẳn
đi, cậu lao vào bất cứ công việc gì dù nặng nhọc, khó khăn đến đâu cũng không một
lời kêu ca, phàn nàn. Có cảm tưởng như Tùng muốn làm thay công việc cho cả bốn
người anh em của mình. Lúc nào rỗi việc cậu cũng chẳng đi đâu chơi chỉ ngồi trầm
ngâm một mình rồi lại giở cuốn sổ tay ra ghi ghi, chép chép. Từ hôm Tình chết
được điều về làm pháo thủ xe đại đội trưởng Tùng có vẻ phấn khởi lên một chút
chắc vì không còn cảm giác là “người thừa”, cậu ta thực hiện rất tốt vai trò một
pháo thủ xe đại đội trưởng. Lúc rỗi rãi thay vì việc ngồi trầm ngâm một chỗ
Tùng lại vác cần câu và cầm cuốn sổ ra bờ sông, chọn chỗ khuất nẻo ngồi nhẫn nại
và lúc về thế nào cũng xách theo vài con cá.
Chiều ấy xong việc Tùng lại ra bờ sông như thường lệ, cậu
chọn một chỗ khuất nẻo sau một gộp đá nhô ra lòng sông để ngồi câu. Ngồi đây
Tùng có thể tự do thả hồn theo những vần thơ mà chẳng ai để ý. Chính cái gộp đá
ấy đã cứu Tùng thêm một lần nữa. Không biết phát hiện được gì ở thượng nguồn
sông Bồ mà một đợt B52 tọa độ đã được ném xuống đây. Đang ngồi chăm chú theo
dõi cái phao Tùng chỉ nghe những tiếng rít gió qua đầu, phản xạ tự nhiên giục
Tùng nép mình vào gộp đá trước khi một quả bom nổ cách cậu chỉ vài chục mét. Dứt
đợt bom Tùng nhổm lên nhìn về phía đại đội mình thấy không có biểu hiện gì của
bom đạn, Hóa ra chúng đánh phía thượng nguồn, quả bom rơi gần nó chỉ là “bom rớt”.
Cậu vội vàng thu xếp đồ nghề định chạy về xe.
Nhưng
trong cái không may lại có cái may. Vừa đứng dậy cậu bỗng nhìn thấy cá nổi trắng
cả sông, những con cá đang ngắc ngoải cố dướn mình lên ngớp ngớp lấy chút không
khí trên mặt nước. Tùng chạy vội về xe hô cả bọn ra vớt cá, hôm ấy cả đại đội vớt
được đến ba, bốn xô cá, con nào con ấy vỡ hết bong bóng. Nghe Tùng kể chuyện,
Thận bảo:
-
Cậu thế là “cao số” đấy! Nhưng đừng thấy thế mà chủ quan, “quá tam ba bận”
thôi.
Không
biết do cá dưới sông ngày một ít đi hay chúng khôn ra mà càng ngày càng ít cắn
câu. Đã mấy ngày nay xách cần đi rồi lại về không, Tùng bàn với Liên và Tuyết kỹ
thuật viên:
-
Bom đánh cá chết thì chắc thuốc nổ, lựu đạn nó cũng chết chứ! Hôm nào ta đánh
thử đi!
Tuyết
đồng tình:
-
Hồi ở quê tớ cũng thấy người ta đánh cá bằng thuốc nổ rồi, có gì lạ đâu.
-
Nhưng lấy đâu ra thuốc nổ bây giờ nhỉ? - Tùng hỏi.
-
Ở xe tớ vẫn còn mấy cân thuốc nổ lấy ở 388 sang đấy- Liên nhớ ra.
Thế
là ba tên rủ nhau lên tận trên nguồn cách chỗ trú quân của đại đội gần cây số
chọn một chỗ nước sâu để “thử nghiệm”. Sau khi lắp dây cháy chậm vào kíp, gắn
kíp vào thỏi thuốc nổ Tùng châm lửa và ném. Mấy chục giây sau một cột nước bùng
lên và một tiếng nổ trầm ấm nghe như từ rất sâu vọng lại. Ba thằng hý hửng chuẩn
bị vớt cá nhưng đợi mãi chỉ thấy vài con “tép” nổi vật vờ. Có tiếng cười phía
sau. Cả bọn quay nhìn, một người mặc quần dài nhưng cởi trần phô bộ ngực lực sĩ
đang tiến lại gần. Thấy vẻ thất vọng của ba thằng anh ta giải thích:
-
Các cậu đánh cá thế thì ăn gì? Dây cháy chậm cắt dài cả gang tay, ném xuống nước
nó sôi ùng ục, có con cá nào nó chạy sạch thì còn ăn nỗi gì. Lần sau muốn đánh
được cá phải cắt dây cháy chậm thật ngắn, vừa chạm mặt nước đã nổ rồi cá mới
không kịp chạy, hiểu chưa?.
Cả
bọn ngớ ra. Chàng lực sĩ phải xuống tận nơi làm mẫu, nhìn anh ta thao tác thoăn
thoắt ba thằng lắc đầu, lè lưỡi, anh ta cười:
-
Tớ là công binh mà lại- Chỉ vào cái kíp đã chắp nối xong anh ta tiếp tục- Cao
thủ là phải cắt ngắn đến mức này này, nghĩa là dây bằng kíp, bộc phá chỉ rời khỏi
tay một giây là nổ thì mới có cá mà ăn. Mấy tay lão luyện ở đây còn đánh theo
kiểu tiến công cơ.
Thấy
mấy thằng cứ há hốc mồm ra không hiểu gì, anh ta giải thích:
-
Đấy là kiểu đánh liên tục, cắt thuốc nổ ra từng mẩu nhỏ thế này này, anh ta giơ
một đốt bón tay, sau đó gắn kíp với độ dài dây cháy chậm khác nhau, châm lửa từ
cái dài nhất rồi xếp thành hàng, đến cái cuối cùng ngắn nhất thì ném luôn sau
đó ném lần lượt những quả còn lại. Tất cả đều nổ khi vừa chạm mặt nước làm
thành một loạt “tọa độ B52”. Nhưng thôi! Các cậu chưa thạo đừng nên học cái trò
đó. Tớ về đây!
Nhìn
anh ta xách theo mấy con cá lạ dài loằng ngoằng, lưng có vằn có vện, mỗi con dễ
đến hai cân Tùng vội hỏi:
-
Anh bắt được con gì thế?
Người
công binh ngạc nhiên:
-
Các cậu không biết thật à? Mới vào hả? Đây là cá chình, chỉ sông này mới có
thôi, thịt ngon lắm.
Ba
con cá chắc đã ở trên cạn đã lâu nhưng vẫn còn khoẻ lắm, chúng cứ oằn mình giãy
đành đạch mỗi khi Tuyết lấy cái que chọc nhẹ vào, cậu ta chợt nhớ ra:
-
Ở quê tôi người ta gọi con này là con “chạch chấu”.
-
Cũng có thể chúng có họ hàng với nhau nhưng chạch chấu nhỏ hơn nhiều.
Tùng
không quan tâm đến nó là cá gì mà nó quan tâm nhiều đến cách bắt cá. Thấy thằng
bé dễ thương anh công binh vui lòng giới thiệu bộ đồ nghề và hướng dẫn rất tỷ mỷ
cách bắt cá. Chuẩn bị chia tay biết ba anh em ở xe tăng mới vào anh còn hào
phóng cho chúng một con về “ăn thử”.
Bữa
chiều hôm ấy trung đội Một được ăn tươi. Con cá chính nặng gần hai cân được chế
biến thành hai món: cá kho và canh chua lá bứa. Gắp miếng cá trắng như thịt gà
lên nếm đại đội trưởng Thận phải thốt lên:
-
Quê tớ ở vùng biển, tớ đã ăn bao nhiêu loại cá rồi mà chưa thấy con nào ngon
như con này. Có lẽ phải xác định đây là nguồn dự trữ thực phẩm quan trọng trong
thời gian tới đấy!
Nhìn
mọi người xì xụp rõ ngon mắt Tùng ánh lên niềm vui.
Sông Bồ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét