Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

HƯƠNG SƠN THU

Đã nghe tiếng tăm của Chùa Hương từ vài mươi năm rùi nhưng một là không mộ đạo, hai là dị ứng với đám đông nên mình chả thiết đi hội làm gì. Tuy nhiên, cái danh tiếng "Nam thiên đệ nhất động" vẫn có một sức mời gọi mãnh liệt. Vậy là để thưởng thức cảnh đẹp mà không phải chen vai thích cánh với ai- mình quyết định làm chuyến "phượt vặt" Hương Sơn vào mùa thu. 
Xuất phát lúc chưa đến 6h, tầm hơn 8h chúng tôi đã có mặt tại bến Yến:




Không phải mùa lễ hội song hàng nghìn con đò vẫn xếp hàng chờ khách:



Có vẻ khách không đông cho lắm nên chị em chèo đò chuyển sang buôn dưa:



"Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng" (Kiều):

 






Hoa súng thì nhiều nhưng sau các cuộc đi tìm cái đẹp của người HN, các em hoa súng tã tượi như vừa qua cơn bão. Mà nói chung thì hoa ở đây cũng nhỏ và không phải là đẹp lắm:





Những người đồng hành:



Hơi lạ là trước khi vào chùa lại phải qua Đền Trình. Thì trình:





Rồi cũng đến bến Yến! Ngay đầu bến là một cái chợ nhỏ bán những con vật để các phật tử mua và phóng sinh. Đủ cả rùa, sóc, chim...:



Chẳng biết những con vật kia đã được quay vòng bao lần và sẽ được quay bao lần nữa?

Theo sơ đồ tham quan khu di tích thì sau khi lên bến Trò sẽ là chùa Thiên Trù. Thiên Trù có nghĩa là "Bếp của Trời". Chả hiểu sao Trời lại đặt bếp ở đây? Hay có lẽ vì vậy mà ở đấy tập trung rất nhiều hàng quán phục vụ ăn uống. Có lẽ thế vậy vì từ bến Trò lên chả thấy chùa đâu, chỉ thấy quán và quán:







Phải vượt qua hàng chục cái quán với vô số lời mời chào rất nhiệt tình mới thấy cánh cửa từ bi của nhà Phật hiện ra:



Bởi cũng đã leo núi nhiều rồi nên trước khi đi Hương Sơn tôi đã tưởng tượng con đường đến với các thắng cảnh ở đây là những con đường quanh co, chập trùng dốc đá, len lỏi giữa những thảm rừng nhiệt đới. Thỉnh thoảng, ở những khúc quanh hay những gộp đá nhô ra sẽ là chỗ dừng chân tuyệt vời để ngắm cảnh tượng kỳ thú phía bên dưới. Và hai bên đường sẽ là bạt ngàn hoa cỏ dại- những loài hoa mình đã biết và chưa biết tên cùng những khối đá muô hình vạn trạng được tạo tác cả từ triệu năm trước... Ôi! Tạo hóa thật là kỳ diệu!

Nhưng không phải vậy! Cũng không phải chỉ có ở dưới thấp mà suốt hơn 3 km đường từ Thiên Trù lên động Hương Tích đã được dăng kín hàng quán. Tuy nhiên, do không phải mùa lễ hội nên chỉ thỉnh thoảng mới có quán bán hàng, còn thì người ta quây lại bằng đủ thứ: bạt dứa, bạt ni- lon, cót ép v.v... Con đường trảy hội trở nên bí bách, ngột nạt, thiếu cả đến từng cơn gió:





Rồi cuối cùng con đường ấy cũng đến động Hương Tích- nơi đã từng được Chúa Trịnh Sâm tặng cho mỹ hiệu "Nam thiên đệ nhất động"; cũng là nơi mà Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã vịn: "Bày đặt kia ai khéo khéo phòm; Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom...". Nào thì xem đệ nhất động thế nào.
Cổng vào:



Từ trên nhìn xuống:






Cái chốn "người quen cửa Phật chen chân xoạc; Kẻ lạ bầu tiên ghé mắt nhòm" là đây:







Lại phải vượt qua trùng trùng hàng quán và bao lời mời chào mua bán mới về được bến Trò.



Rốt cục, chẳng biết Hương Sơn bi giờ là chùa hay chợ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét