Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

THÁP ĐÔI PETRONAS- NIỀM TỰ HÀO CỦA ĐẤT NƯỚC MALAIXIA

Có đến tận nơi mới thấy hết sự ky vĩ của ngọn tháp. Quả là một kỳ công do bàn tay và khối óc con người tạo ra. Dù rằng kỷ lục chiều cao của nó đã bị phá song người Malaixia hoàn toàn có quyền tự hào về nó. Nghĩ mãi xem ở mình có cái gì đáng tự hào không mà không ra!

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: nhà chọc trời, bầu trời, đám mây, cây và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: nhà chọc trời, bầu trời, ngoài trời, nước và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời, cây, nhà chọc trời, đám mây, giày, ngoài trời, thiên nhiên và nước

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, nhà chọc trời, bầu trời và ngoài trời


Trong hình ảnh có thể có: đêm
Bên trong lòng tháp

Trong hình ảnh có thể có: giày

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO PUTRA

Nhà thờ Hồi giáo Putra, đặt tại Thủ đô hành chính Putrajaya của Malaixia có mái vòm màu hồng nằm ngay trung tâm thành phố Putrajaya, Malaysia. Công trình có màu như những đóa hồng do sử dụng loại đá granite màu hồng. Nơi này có sức chứa đến 15.000 người cùng một lúc. Tháp của nhà thờ cao tới 115 m và có 5 tầng đại diện cho 5 trụ cột của đạo Hồi.
Cũng như mọi nhà thờ Hồi giáo khác- không tượng thờ sơn son thếp vàng, không đèn nến cờ hoa, không vàng mã, không nghi ngút khói hương, không có chỗ để rải tiền lẻ... chỉ có một mái vòm cao vút hướng lên trời.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: đám mây, bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: trong nhà


Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

ĐI XE TĂNG ÊM NHƯ XE DU LỊCH- BẠN CÓ TIN KHÔNG?

Dùng rượu thử xe tăng: "Quỳ xuống, ngóc lên" không vãi một giọt nào

Là lực lượng đột kích chủ yếu của Lục quân hiện đại, trong hành quân và chiến đấu xe tăng phải vượt qua những địa hình phức tạp, có nhiều chướng ngại vật, độ mấp mô lớn...


Không chỉ vậy, trong quá trình cơ động vượt qua những địa hình ấy các thành viên trong xe vẫn phải thực hiện các thao tác chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ của mình - đặc biệt là phải ngắm bắn chính xác vào mục tiêu cố định hoặc di động.
Đồng thời, họ còn phải đảm bảo sức khỏe của kíp xe trong chiến đấu lâu dài, tránh các di chứng bệnh nghề nghiệp như gù, vẹo xương sống, gai đôi cột sống v.v...
Để đạt được các yêu cầu kể trên, ngoài dải xích để truyền lực kéo của động cơ và các bánh tỳ (chịu nặng), bánh đỡ thì xe tăng cần phải có một cơ cấu nhằm giảm nhẹ các lực va đập, xô đẩy, xóc lắc... tác động vào thân xe; dập tắt mọi dao động khi chạy trên địa hình mấp mô cũng như khi vượt qua các vật chướng ngại... Đó chính là "hệ thống cơ cấu treo xe"!
Dùng rượu thử xe tăng: Quỳ xuống, ngóc lên không vãi một giọt nào - Ảnh 1.
Xe tăng T-90 "bay".
Treo cho đỡ xóc
Thông thường, cơ cấu treo xe gồm các bộ phận: trục cân bằng (hay còn gọi là trục chữ Z vì nó có hình dáng giống chữ Z), bộ phận đàn hồi và bộ phận giảm chấn. Trục cân bằng thường có hình chữ Z, một đầu lắp vào ổ lăn ở thân xe, một đầu để lắp bánh tỳ. Nhờ vậy bánh tỳ có thể dao động theo chiều thẳng đứng với biên độ khá rộng.
Để hạn chế biên độ dao động luôn nhỏ hơn giới hạn có các bệ hạn chế hàn vào thân xe. Còn để hạn chế dịch chuyển dọc trục của bánh tì có mấu định vị cũng được bắt bu-lông vào thân xe.
Bộ phận đàn hồi có tác dụng giảm chấn động do tác động của mặt đường với thân xe. Trước đây người ta thường dùng lò xo. Tuy nhiên, với các xe tăng hiện đại thì bộ phận dàn hồi thường là trục xoắn. Đó là một thanh thép hợp kim đặc biệt có tính đàn hồi cao, thường có hình trụ, một đầu cố định với thân xe, một đầu lắp với trục cân bằng.
Khi gặp vật cản, bánh tì bị nâng lên sẽ làm trục xoắn bị vặn đi. Lực vặn trục xoắn sẽ làm gảm nhẹ tốc độ dao động của bánh chịu nặng. Khi đã qua vật cản, trục xoắn lại đưa bánh tì về vị trí cũ.
Sự kết hợp giữa 2 bộ phận trên thành một cơ cấu treo. Các cơ cấu treo trên 1 xe tăng hợp thành hệ thống cơ cấu treo xe, chúng có thể được thiết kế độc lập với nhau hoặc phụ thuộc lẫn nhau. Đối với các xe tăng hiện đại thường sử dụng cơ cấu treo độc lập.
Tuy nhiên, chính sự đàn hồi trở lại của trục xoắn đến lượt nó cũng lại là một tác nhân gây xóc lắc. Vì vậy, để giảm bớt cường độ của sự tác động này người ta phải lắp thêm các bộ giảm chấn ở các cơ cấu treo, nhất là 4 cơ cấu treo ở đầu và cuối xe là nơi bánh tì có biên độ dao động lớn nhất. Các giảm chấn này thường hoạt động theo nguyên lý thủy lực hoặc khí- thủy lực.
Nhìn chung, yêu cầu đặt ra với các cơ cấu treo là phải nhanh chóng dập tắt được các dao động, va đập, xô đẩy của mặt đường mấp mô, của vật chướng ngại tác động đến thân xe, đảm bảo độ bền và sự làm việc của thân xe cũng như các thiết bị của xe - đặc biệt là khi bắn các loại vũ khí trong hành tiến. Vì vậy, cơ cấu treo không được quá "cứng" hoặc quá "mềm".
Dùng rượu thử xe tăng: Quỳ xuống, ngóc lên không vãi một giọt nào - Ảnh 2.
Xe tăng T-90S.
Cứng quá thì xóc lắc mạnh, mà mềm quá lại cứ "nhún nhảy" cả khi đi trên đường bằng đều gây bất lợi cho xe và kíp xe.
Cho đến nay, các xe tăng hiện đại đều có hệ thống cơ cấu treo cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra đối với các nhà thiết kế cũng như người sử dụng. Nhiều hệ thống treo được vận hành rất êm và mang lại tiện nghi cao nhất cho kíp xe.
Chúng ta có thể thấy rõ điều đó khi chứng kiến xe tăng chạy với tốc độ rất cao qua các đoạn đường mấp mô, các vật cản... và vừa chạy còn vừa bắn trúng mục tiêu nữa.
Và hơn thế nữa!
Không chỉ đáp ứng yêu cầu giảm bớt xóc lắc cho xe tăng, các hệ thống treo xe hiện đại còn làm được nhiều hơn thế nữa.
Ứng dụng các tiến bộ công nghệ cao về tự động hóa, điều khiển, kh í- thủy lực... người ta đã chế tạo được những hệ thống cơ cấu treo "thông minh" cho phép có thể thay đổi độ cao gầm xe hoặc góc độ sàn xe theo ý muốn nhằm đáp ứng các yêu cầu về chiến thuật hoặc xạ kích.
Điển hình như xe tăng Type-10 của Nhật Bản, nó có thể giảm độ cao của xe đến 20 cm khi cần thiết, có thể "quỳ" xuống nhờ hạ thấp các cơ cấu treo phía trước và nâng cao cơ cấu treo phía sau để bắn các mục tiêu ở sát gần, nó cũng có thể "ngóc lên" khi làm ngược lại.
Dùng rượu thử xe tăng: Quỳ xuống, ngóc lên không vãi một giọt nào - Ảnh 3.
Xe tăng Type-10 của Nhật Bản
Khi cần vượt qua dốc nghiêng hoặc phải bắn trên dốc nghiêng, xe tăng Type-10 có thể thay đổi độ cao của các cơ cấu treo của một bên xe để đảm bảo thân xe thăng bằng.
Còn hệ thống treo của xe tăng "S" do Thụy Điển chế tạo cũng là một hệ thống treo rất hiện đại và lý thú. Xe tăng "S" là loại xe tăng không tháp pháo. Nòng pháo được gắn chặt vào thân xe (tất nhiên là thông qua cơ cấu giảm giật) và mọi thao tác ngắm bắn được thực hiện thông qua điều khiển thân xe.
Dùng rượu thử xe tăng: Quỳ xuống, ngóc lên không vãi một giọt nào - Ảnh 4.
Cụ thể: khi ngắm pháo về "hướng" thì điều khiển xe cho quay về hướng đó, còn ngắm pháo về "tầm" thì thực chất là điều khiển các cơ cấu treo sao cho xe ngóc lên hay gục xuống để đạt được góc bắn cần thiết.
Đặc biệt, các chuyển động này được thực hiện rất trơn chu và êm dịu. Để biểu diễn khả năng đó, người ta đã làm thí nghiệm đặt 2 ly rượu lên đầu nòng pháo xe tăng Type-10 rồi cho xe "quỳ xuống", "ngóc lên", quay tròn tại chỗ và thay đổi độ nghiêng thân xe ... mà 2 ly rượu vẫn nguyên vẹn, không vãi một giọt nào ra ngoài.
Vì vậy, nói "đi xe tăng mà êm như đi xe du lịch" trong một số trường hợp cũng không phải là quá ngoa ngoắt! Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nhờ một hệ thống treo xe hiện đại.
Nguồn: http://soha.vn/di-xe-tang-em-nhu-di-xe-du-lich-ban-co-tin-khong-20171206222710569.htm

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

MỘT THOÁNG MALACCA

Malacca- một eo biển nổi tiếng.
Malacca cũng là tên một thành phố cổ của Malaixia.
Tuy nhiên, cả hai cái tên ấy đều bắt nguồn từ giống cây "malacca"- như cây me rừng ở VN.
Thành phố còn rất nhiều di tích cổ, đặc biệt người Hoa đã đến đây định cư từ 1405.

Cây malacca và đài kỷ niệm






Thành cổ Malacca xây bằng đá ong




China town






Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

HỆ KHỞI ĐỘNG XE TĂNG- YÊU CẦU TỐI THƯỢNG: NHẤN NÚT LÀ NỔ ĐƯỢC NGAY


Khởi động xe tăng T-90 hay T-55: Yêu cầu tối thượng - Nhấn nút là nổ được ngay
Xe tăng T-55 do Việt Nam cải tiến, nâng cấp. Ảnh: QĐND

Là một loại phương tiện chiến đấu, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của xe tăng được đặt lên hàng đầu, cho dù là T-55 hay xe tăng T-90 cũng vậy.


Để đánh giá trình độ sẵn sàng chiến đấu của một loại phương tiện chiến đấu hay một đơn vị quân đội người ta dựa trên nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên, có một chỉ số có ý nghĩa quan trọng nhất và mang tính quyết định là thời gian chuyển trạng thái của phương tiện hoặc đơn vị đó.
Và nội dung quan trọng nhất, cơ bản nhất của quy trình chuyển trạng thái là khởi động động cơ. Chúng ta hãy hình dung một chiếc xe tăng mà không nổ được máy thì sẽ như thế nào? Làm sao có thể đánh nhau được?
Và cũng vì vậy, hệ thống khởi động động cơ của xe tăng cũng như của các phương tiện chiến đấu bao giờ cũng được thiết kế chế tạo sao cho đáng tin cậy nhất.
Để khởi động các động cơ đốt trong nhìn chung đều phải kéo cho trục khuỷu của nó quay đạt đến một vòng quay tối thiểu nào đó. Thông thường, với động cơ xăng thì vòng quay tối thiểu phải đạt 50- 100 vòng/ phút; còn động cơ đi-ê-zen thì phải đạt 150- 200 vòng/ phút mới khởi động được.
Từ khi ra đời đến nay, động cơ đốt trong thường sử dụng mấy kiểu khởi động sau: khởi động bằng tay quay, khởi động bằng động cơ phụ (máy lai), khởi động bằng điện và khởi động bằng khí nén.
Đối với động cơ đốt trong sử dụng trên xe tăng, hai kiểu khởi động thông dụng nhất là khởi động bằng điện và khởi động bằng khí nén.
Khởi động xe tăng T-90 hay T-55: Yêu cầu tối thượng - Nhấn nút là nổ được ngay   - Ảnh 1.
Xe tăng T-90
Khởi động bằng điện: tin cậy, gọn nhẹ nhưng không kém phần... vất vả
Khởi động bằng điện là sử dụng một động cơ điện một chiều để kéo trục khuỷu động cơ quay . Nguồn điện cấp cho động cơ thường lấy từ bộ ắc- quy trên xe. Động cơ khởi động thường có cấu tạo khá đặc biệt ở chỗ: bánh răng động cơ khởi động chỉ ăn khớp với bánh đà của động cơ chính tại thời điểm khởi động. Khi động cơ chính đã làm việc thì bánh răng này phải tách ra.
Bộ ắc- quy cấp điện cho động cơ khởi động thường là ắc-quy chì và có dung lượng tương đối lớn mới đảm bảo cho quá trình khởi động được. Chẳng hạn, đối với T-54, T-55 đòi hỏi phải đủ 4 bình ắc- quy với điện áp 26 V, điện lượng 280 A.h và có tổng trọng lượng khoảng 260 kg. Đối với các loại động cơ công suất lớn hơn còn đòi hỏi một điện lượng lớn hơn.
Nhìn chung, hệ thống khởi động bằng điện có cấu tạo khá đơn giản, gọn nhẹ, làm việc nhanh và tin cậy. Tuy nhiên, nhược điểm của nó nằm ở bộ ắc quy: vừa nặng nề, vừa có những yêu cầu đặc biệt mà để đáp ứng được nó cũng khá vất vả. Trong khi đó, tuổi thọ của chúng cũng khá là ngắn ngủi- thường chỉ đạt 2- 3 năm là phải thay.
Ngoài ra, để đảm bảo điện lượng và kéo dài tuổi thọ thì hàng tháng đều phải tiến hành nạp bổ sung cho ắc- quy. Đây là quá trình nạp "dòng điện không đổi" nên máy phát điện trên xe không thể tự nạp được.
Vì vậy, cứ đến hạn là kíp xe phải tháo ắc- quy ra và đưa về xưởng để nạp điện. Trong điều kiện chiến đấu, xe và trạm nạp có khi nằm cách xa nhau vài km nên bộ đội rất vất vả khi tiến hành công việc này.
Những năm gần đây, nhờ các tiến bộ khoa học - công nghệ nên các thế hệ ắc- quy đời mới có nhiều cải tiến, trọng lượng nhẹ hơn, điện lượng lớn hơn, chu kỳ nạp điện cũng giãn ra dài hơn...
Khởi động xe tăng T-90 hay T-55: Yêu cầu tối thượng - Nhấn nút là nổ được ngay   - Ảnh 2.
Bộ đội xe tăng huấn luyện chiến đấu.
Hệ khởi động khí nén- từ dự bị thành chính thức
Mặc dù đã có hệ thống khởi động bằng điện song để nâng cao độ tin cậy khi khởi động trong các xe tăng từ thế hệ 2 trở đi người ta còn thiết kế thêm "Hệ khởi động khí nén" nữa như một hệ khởi động dự bị.
Năng lượng sử dụng cho hệ khởi động này là năng lượng của không khí được nén dưới áp suất cao đến 150 KG/cmtrong 1-2 bình chứa bằng thép.
Với 1 đĩa chia khí và hệ thống ống dẫn, khí nén sẽ được đưa vào các xi- lanh của động cơ vào kỳ "nổ" (kỳ thứ ba trong bốn kỳ: hút, nén, nổ, xả của động cơ đốt trong 4 kỳ) theo đúng thứ tự làm việc của chúng. Áp suất khí nén sẽ tác động lên mặt xi-lanh và bắt trục khuỷu động cơ quay kéo theo động cơ làm việc.
Khởi động xe tăng T-90 hay T-55: Yêu cầu tối thượng - Nhấn nút là nổ được ngay   - Ảnh 3.
Tuy nhiên, hệ khởi động khí nén cũng tồn tại một số nhược điểm như: cấu tạo phức tạp, dễ bị rò rỉ dẫn đến giảm áp... Đặc biệt là số lần khởi động của các bình khí khá hạn chế, khi áp suất khí nén xuống dưới 50 KG/cm2 sẽ không khởi động được nữa.
Để khắc phục nhược điểm này, từ đời T-55 trở đi người ta thiết kế thêm một máy nén khí cho phép hệ thống có thể tự nạp khí nén khi động cơ đã làm việc. Máy nén khí nhận động lực từ trục chính động cơ không qua ly hợp chính nên cứ khi động cơ làm việc là khí lại được nạp vào hệ, cho đến khi đầy thì van tự động đóng lại.
Đây thực sự là một giải pháp thông minh, sáng tạo đảm bảo áp suất khí nén lúc nào cũng đủ khả năng khởi động động cơ vì lượng khí nén vừa tiêu hao đã ngay lập tức được bổ sung. Chính vì vậy, từ chỗ là một hệ khởi động dự bị thì hệ khởi động khí nén tự nạp đã vô hình chung trở thành hệ khởi động chính của các dòng hiện đại như xe tăng T-90, T-72...
Video tạm dừng
90 giây nghẹt thở cùng xe tăng T-90
Là một loại phương tiện chiến đấu nên yêu cầu đặt ra đối với tất cả các cụm thiết bị trên xe tăng- trong đó có hệ thống khởi động- phải hoạt động rất tin cậy, chắc chắn. Tuy nhiên, thiết bị chỉ là điều kiện cần, còn để chúng thật sự tin cậy, chắc chắn thì không thể thiếu vai trò của con người.

NHỮNG NỤ CƯỜI INDONEXIA