Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

NGẪM Ở ĐỀN TA PRHOM

Người muốn lưu danh sử sách
Nên mới mượn đá xây đền
Đá cứ tưởng mình vĩnh cửu
Ngạo nghễ cười với thời gian

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, bầu trời, cây, thực vật, ngoài trời và thiên nhiên

Rồi một hạt cây rơi xuống
Nảy mầm, trổ rễ, xanh tươi
Chẳng mấy rễ cây trùm đá
Cây vươn thẳng mãi lên trời

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng, cây, bầu trời và ngoài trời

Cây lại tưởng mình sống mãi
Ngờ đâu rụng lá, khô cành...
Hóa ra chẳng gì vĩnh cửu

Tất cả- quỳ trước THỜI GIAN!

Trong hình ảnh có thể có: cây, ngoài trời và thiên nhiên

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

TIẾN CÔNG TRONG HÀNH TIẾN- THẦN TỐC GIẢI PHÓNG PHNOM PÊNH KHIẾN KHMER ĐỎ KHÔNG KỊP TRỞ TAY

Tiến công trong hành tiến - Thần tốc giải phóng Phnom Pênh: Khmer Đỏ không kịp trở tay
Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Ảnh tư liệu.

Mờ sáng ngày 07.01.1979, một phần lực lượng của Sư đoàn bộ binh (BB) 7 và Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Tăng Thiết giáp (TTG) 22 của Quân đoàn 4 đã vượt được sông Mekong tại phà Neak Lương.

Phía trước họ 60 km là Phnom Pênh 
Mặc dù đã bị đánh cho tan tác song lực lượng phòng thủ Phnom Pênh vẫn còn khá mạnh: Sư đoàn 260 hiện bố trí phòng thủ cầu Mô-ni-vông và phía Nam dọc theo đường 1 khoảng 20km. Trung đoàn 180 bảo vệ Bộ Tổng tham mưu. Trung đoàn 331 của Sư đoàn 502 Không quân bảo vệ sân bay Pô-chen-tông.
Ngoài ra, Sư đoàn 152 Thuỷ quân Lục chiến có một trung đoàn bảo vệ trên sông và căn cứ hải quân Chrui-chang-var cộng với lực lượng giữ nhà của Sư đoàn TTG 377, Sư đoàn Pháo binh 188 và một bộ phận công binh bố trí chiến đấu bảo vệ khu vực hậu cứ từ ga xe lửa ra đến sân bay Pô-chen-tông.
Tin tức tình báo cho biết, ngày 5.01 Khmer Đỏ đã gom cố vấn Trung Quốc về Phnom-Pênh. Ngày 6.01 chúng ra lệnh đốt tài liệu và có nhiều máy bay đi lại giữa Pô-chen-tông và Băng-kok. Chúng cũng ra lệnh phá cầu trên các đường dẫn vào Phnom Pênh và tích cực đánh ngăn chặn, đánh du kích phía sau.
Tiến công trong hành tiến - Thần tốc giải phóng Phnom Pênh: Khmer Đỏ không kịp trở tay - Ảnh 1.
Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) nhận lẵng hoa của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng trước khi lên đường làm nhiệm vụ giúp nước bạn Campuchia.
Đội hình tiến công đã triển khai thành hàng dọc trên đường số 1 từ bến phà lên khoảng 5 km. Dẫn đầu đội hình là Tiểu đoàn TTG 2 gồm 4 xe tăng T-54, 1 K63-85 và 11 xe M113. Bên cạnh đội hình Tiểu đoàn TTG 2 có 1 đại đội hỗn hợp trinh sát công binh và Tiểu đoàn 3 của Xáttha (Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia).
Khmer Đỏ không kịp trở tay
Sau nửa tháng chiến đấu liên tục, tình trạng kỹ thuật xe tăng rất tã, chưa được một ngày bảo dưỡng, mỗi xe M113 chỉ còn 150 lít xăng; xe tăng T-54 thì khá hơn, đạn pháo xe tăng chưa đến 12 quả cho mỗi nòng pháo mà xe hậu cần thì chưa lên kịp song quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ xe tăng rất cao, ai cũng háo hức đánh giặc lập công.
Đúng 7 giờ 15 phút, Phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ phát lệnh hành tiến tiến công vào Phnom Pênh. Trước đó ít phút ông đã lệnh cho Trung đoàn Hải quân 962 và Trung đoàn Đặc công 113 rời bến để bảo vệ mặt Nam cho đội hình.Tuy nhiên, đã gần 7 giờ mà Trung đoàn 209 - đơn vị chủ công tiến vào Phnom Pênh vẫn chưa sang được sông. Phó Tư lệnh quân đoàn Bùi Cát Vũ quyết định đưa Trung đoàn 14 lên thay thế. Còn Trung đoàn 209, Trung đoàn 12 thì đón nhận các xe lên sau.
Để tiện chỉ huy tác chiến, Phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ chuyển sang xe thiết giáp V100 cùng với Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn TTG 22 Tạ Văn Thắng. Các sĩ quan cơ quan tham mưu quân đoàn đi trên xe V100 thứ hai do trung úy Đồng Phạm Thắng chỉ huy.
Chỉ huy Tiểu đoàn TTG 2 là tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thành (sau này là Trung tướng Phó Tổng tham mưu trưởng). Đơn vị đi đầu đội hình là Đại đội XT 10 gồm 4 chiếc T54. Ngay sau khi có lệnh, xe tăng đã ngay lập tức tăng tốc độ. Các xe thiết giáp và ô tô chở bộ binh bám sát phía sau.
Tiến công trong hành tiến - Thần tốc giải phóng Phnom Pênh: Khmer Đỏ không kịp trở tay - Ảnh 3.
Pháo binh ta nhả đạn đánh quân Pôn-pốt năm 1979.
Hành tiến được 5 km, đội hình tiến công gặp trận địa phòng ngự đầu tiên của Khmer Đỏ. Quân địch sử dụng pháo 130mm và 85 mm hạ nòng bắn thẳng đồng thời lợi dụng công sự chiến đấu ngăn chặn quyết liệt. Các xe TTG dàn đội hình đánh địch. Sau chừng 5 phút chiến đấu, một số xe kéo pháo bỏ chạy.
Từ sở chỉ huy, Phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ điện cho Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thành: "Nó kéo pháo chạy có nghĩa là đường không có mìn. Thời cơ rất tốt, bắn đè đầu nó xuống, thúc xe tăng vượt qua nhanh, đuổi theo!".
Trong lúc đó 8 chiếc xe tải Khmer Đỏ đổ quân trên đường Ba Nam sát bờ sông, dùng DKZ và 12,8 mm bắn vào đoàn tàu của trung đoàn 962. Còn ở mũi Cù lao có hai tàu Khmer Đỏ vừa bắn vừa chạy ngược trở lên. Các tàu của Trung đoàn 962 nhanh chóng nổ súng, buộc quân địch bỏ chạy.
Trên đầu đội hình hành tiến, Chuẩn úy trung đội trưởng Trần Ngọc Giao (sau này được tuyên dương Anh hùng LLVTND) chỉ huy xe tăng T-54 số 975 vừa dùng hỏa lực, vừa dùng xung lực đâm húc hất xe pháo địch xuống vệ đường.
Khi đến đầu phum Prek Pol, một lần nữa đội hình tiến công phải dừng lại khi gặp trận địa phòng ngự của quân Khmer Đỏ. Sau ít phút nổ súng, quân địch bỏ chạy. Đội hình tiến công tiếp tục tiến nhưng phải đi theo đường tránh vì cầu bị phá.
Đến phum Kông-Lêng, quân Khmer Đỏ đem 2 xe tải ra chắn đường, hỏa lực chống tăng các loại bắn ra khá mạnh, có 2 chiếc xe tăng K63-85 và một số khẩu pháo 85 mm, xe thiết giáp M113 số 271 của Đại đội 5 bị trúng đạn bốc cháy. Đội hình tạm dừng.
Bộ Tư lệnh quân đoàn quyết định cho Tiểu đoàn 3 bạn và Trung đoàn 14 vòng đánh địch để bảo vệ cho xe tăng đột phá.
Sau 20 phút chiến đấu, quân Khmer Đỏ vỡ trận, bỏ chạy. Được các xe sau yểm hộ, xe 975 của Trần Ngọc Giao lao lên với tốc độ cao nhất chen vào giữa đội hình xe địch. Khi xe 975 bắn hạ được hai chiếc phía trước trong cự ly quá gần, khói bụi che lấp tốc độ nhanh không lấy được tim đường nên xe bị dệ xuống mương.
Tiến công trong hành tiến - Thần tốc giải phóng Phnom Pênh: Khmer Đỏ không kịp trở tay - Ảnh 4.
Quân Khmer Đỏ bị bắt.
Ngay lập tức, các chiến sĩ trong xe nhảy xuống chiến đấu bằng súng bộ binh, diệt thêm hai xe chạy sau và một số bộ binh địch. Khi Đại đội XT 10 đến, Trần Ngọc Giao lên thay Đại đội trưởng trên chiếc xe tăng T-54 số 973, dẫn đầu đội hình chọc thẳng vào thành phố.
Đại đội XT10 do Trần Ngọc Giao chỉ huy lao thẳng vào Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan đầu não chỉ đạo chiến tranh của Khmer Đỏ.Hơn 10 giờ, đội hình tiến công đã đến cầu Monivong. Quân Khmer Đỏ vẫn tiếp tục kháng cự, bắn cháy 1 xe M113 nhưng rồi nhanh chóng tan rã. Theo kế hoạch, các đơn vị tỏa ra các mục tiêu trong thành phố.
Đúng 10.30 ngày 07.01.1979, lá cờ chiến thắng đã được Trần Ngọc Giao kéo lên tại Bộ Tổng Tham mưu. Đến 12 giờ, hầu hết các mục tiêu chủ yếu trong thành phố Phnom Pênh đã được giải phóng.
Trận tiến công trong hành tiến diễn ra quá nhanh, quá thần tốc khiến cho quân Khmer Đỏ không kịp trở tay. Chúng phải bỏ lại hàng trăm xe tăng thiết giáp và pháo lớn cùng nhiều trang bị vũ khí khác. Rất nhiều đồ quý hiếm trong Hoàng cung, trong các công sở cũng không kịp mang đi.

KHÓC Ở PHNOM PÊNH

Phnom Pênh- ngày 7 đầu năm
Có người lính cựu khóc thầm- Ai hay!

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng, bầu trời, đám mây và ngoài trời

.....
Có bạn hỏi vì sao tôi khóc
Giữa một ngày lễ lớn ở Phnom Penh
Giữa những nụ cười của bao du khách
Giữa những phồn hoa bao bọc quanh mình...?
Vâng! Xin không giấu gì các bạn
Nước mắt người già có nhiều nhặn lắm đâu
Trải cay đắng tưởng như đã cạn
Song vẫn chảy dài theo ký ức thẳm sâu.
Tôi khóc cho những bà mẹ Việt
Mang nặng đẻ đau, đói rét tái tê
Mẹ nhịn ăn để nuôi con khôn lớn
Rồi nó đi, mãi mãi không về!
Tôi khóc cho những người cha Việt
Đã gồng mình qua mấy cuộc chiến tranh
Mong con lớn để dựng xây đất nước
Đâu có ngờ rồi nó cũng bỏ mình!
Tôi khóc cho những cô gái Việt
Tuổi cập kê thầm yêu một chàng trai
Mới kịp cầm tay nói lời hẹn ước
Thành Vọng phu suốt một đời dài!
Tôi khóc cho những chàng trai Việt
Tuổi thanh xuân mười tám, đôi mươi
Bao hoài bão vẫn còn đang phía trước
Mà hôm nay vẫn nằm lại nơi này!
Giữa những cờ hoa và những lời chúc tụng
Tôi ngồi đây, lặng lẽ khóc trước tượng đài
Xin các anh ngậm cười nơi chín suối
Và hãy tin vào một ngày mai!
Phnom Pênh- 07.01.2019

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

VƯỢT SÔNG BẰNG SỨC MẠNH- CHÌA KHÓA GIẢI PHÓNG PHNOM PÊNH

Đó là các trận tiến công vượt sông Mekong tại bến phá Neak Luong và giải phóng thị xã Kongpong Cham của các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam (QTNVN) ngày 6.01.1979.
Vượt sông bằng sức mạnh - Không hề đơn giản!
Khi tiến hành phòng ngự, ngoài việc xây dựng hệ thống công sự vật cản kiên cố, vững chắc thì bên phòng ngự thường hết sức chú trọng việc lợi dụng các vật cản thiên nhiên để ngăn bước tiến của quân bên tiến công.
Trong các loại vật cản thiên nhiên thì lợi hại bậc nhất là các con sông và chúng đặc biệt hữu dụng với các phương tiện cơ giới hạng nặng như xe tăng, thiết giáp.
Sở dĩ nói như vậy bởi các con sông - nhất là sông lớn là loại vật cản rất khó khắc phục. Nếu như đó là hàng rào thép gai thì người ta có thể dùng bộc phá để phá; là hào chống tăng thì có thể mở đường qua; là mìn thì có thể tháo gỡ... Nhưng với các con sông thì chịu!
Bởi vậy, trong lịch sử chiến tranh thế giới, việc sử dụng các con sông làm vật cản thiên nhiên trước tuyến phòng ngự rất phổ biến. Ngay ở Việt Nam, từ thời Lý, Thái úy Lý Thường Kiệt đã thiết lập phòng tuyến sông Như Nguyệt để ngăn chặn quân xâm lược Tống rất hiệu quả.
Gặp những trường hợp như vậy, bên phía tiến công phải tìm mọi cách vượt qua. Có thể họ sẽ bí mật vượt sông ở những vị trí khác rồi phát triển đánh chiếm đầu cầu, tạo bến vượt cho đại quân vượt qua. Ngoài ra còn một cách nữa là "vượt sông bằng sức mạnh".
Chìa khóa giải phóng Phnom Pênh: Chiến thuật chưa từng có của Quân Việt Nam ở Campuchia - Ảnh 1.
Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở Campuchia.
Vượt sông bằng sức mạnh là hình thức chiến đấu mà bên tiến công sử dụng sức mạnh hỏa lực tiêu diệt quân phòng ngự ở bờ đối diện, sau đó tổ chức vượt sông đánh chiếm đầu cầu và phát triển chiến đấu. Hình thức này thường được sử dụng khi bên tiến công có sức mạnh vượt trội về hỏa lực và binh lực.
Trong lịch sử chiến tranh thế giới đã có nhiều trận vượt sông bằng sức mạnh kinh điển như trận tiến công vượt sông Dniep năm 1943 hoặc trận tiến công vượt qua phòng tuyến sông Wisla- Ode của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II...
Thực tế, trong hai cuộc kháng chiến Quân đội nhân dân Việt Nam chưa có trận đánh nào áp dụng hình thức này và nó chỉ xuất hiện trong chiến dịch tiến công thủ đô của chế độ Khmer Đỏ khi đi làm nghĩa vụ quốc tế cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng.Nhìn chung, đây là hình thức tác chiến hết sức phức tạp, đòi hỏi công tác tổ chức và nghệ thuật chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng ăn khớp và kiên quyết, hành động chiến đấu của bộ đội phải rất dũng cảm, mưu trí, linh hoạt.
Những trận vượt sông bằng sức mạnh - Chìa khóa giải phóng Phnom Pênh
Muốn giải phóng Phnom Pênh - đầu não của chế độ Khmer Đỏ, các cánh quân trên hướng Đông và Đông Bắc của QTNVN bắt buộc phải vượt qua sông Mekong, một trong những con sông thuộc loại lớn nhất thế giới.
Xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, sau khi chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào sông Mekong đổ vào Camphuchia rồi qua Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Với một lưu vực rộng lớn, Mekong có lượng nước dồi dào, lưu lượng và lưu tốc lớn.
Đoạn qua Camphuchia, Mekong chảy theo hướng Bắc - Nam là chính, sau đó chuyển sang hướng Tây - Đông trước khi đổ vào Việt Nam. Trên suốt đoạn này sông có bề rộng trung bình 1,5- 2 km, sâu vài mét và trở thành một chướng ngại thiên nhiên hết sức lợi hại chặn bước tiến các đoàn quân hướng về Phnom Pênh.
Chìa khóa giải phóng Phnom Pênh: Chiến thuật chưa từng có của Quân Việt Nam ở Campuchia - Ảnh 3.
Trung đoàn 64 vượt sông Mê Kông bằng sức mạnh, giải phóng thị xã Kông
***
Trên hướng Đông, Quân đoàn 4 có nhiệm vụ tiến công theo đường 1 về Phnom Pênh. Từ ngày 01.01.1979 đến 06.01.1979, đội hình của quân đoàn đã đánh tan nhiều sư đoàn Khmer Đỏ nhưng buộc phải dừng lại trước bến phà Neak - Lương trên sông Mekong.
Neak-Lương, tiếng Khơ-me có nghĩa là nàng Lương. Chắc ở đây xưa kia đã xảy ra một chuyện buồn về thân phận người con gái tên Lương. Cách Svairiêng 68 km, Sài Gòn gần 200 km, Phnom-Pênh 60 km, cho nên hồi trước Neak-Lương có nhiều hàng quán với món ăn đặc biệt của cá tôm Mê Kông nổi tiếng là ngọt thịt.
Còn giờ đây Neak Lương trở thành chướng ngại hết sức "khó nhằn" với Quân đoàn 4. Có một điều may mắn là do chủ quan và cũng không ngờ QTNVN đánh nhanh thế nên hệ thống phòng thủ ở bờ Tây sông Mekong mới được thiết lập vội vã và khá sơ sài.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh quân đoàn quyết định sử dụng biện pháp "vượt sông bằng sức mạnh" với sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng với nhau - chủ yếu là pháo binh, công binh và bộ binh.
11h45 ngày 06.01.1979, một trận pháo kích dữ dội cấp tập vào trận địa phòng ngự bên bờ Tây sông. Một tràng tiếng nổ dậy đất, một bức tường lửa dựng lên suốt chiều dài một cây số bên kia bờ sông.
Trong lúc đó, hai đội thuyền, mỗi đội năm chiếc thành đội hình chữ A, mở hết tốc độ sang sông bất chấp đại liên địch quét, đạn cày trên mặt nước, các loại đạn cối rơi lụp ụp quanh thuyền. Thuyền cặp bờ, pháo chuyển làn, các chiến sĩ trinh sát nhảy lên bờ lợi dụng địa hình vừa chạy vừa bắn trên bãi trồng màu thoai thoải, trong làn khói vừa tan.
Lúc bờ bên kia trinh sát đã chiếm được đuôi làng, và đang đánh ép vào sườn địch phía Bắc để mở rộng bãi đổ bộ, thì đội thuyền thứ hai gồm mười hai chiếc xuất phát, mỗi chiếc chở một trung đội đủ. Mười hai chiếc máy nổ rộ lên như một cuộc đua mô tô, chỉ mất 7 phút một chuyến đi về.
Đến 13 giờ, ta đã hoàn thành đổ bộ Trung đoàn 12 và Tiểu đoàn 3 bạn. Đến 14 giờ 20 phút Trung đoàn 12 và Tiểu đoàn 3 bạn phối hợp với hỏa lực sấm sét, đánh xong đường số 1 và bến phà phía Tây, bắt nhiều tù binh, phát hiện nhiều xe pháo, kho tàng của địch.
Tiếp theo, Trung đoàn 14 rồi Tiểu đoàn 2 Tiểu đoàn 7 bạn lần lượt vượt sông để chiếm lĩnh bến phà phía Tây cho Trung đoàn 12 và Tiểu đoàn 3 bạn phát triển tấn công theo đường 1. Phà Neak Lương hoàn toàn bị QTNVN làm chủ lúc 15giờ 30 ngày 06.01.1979.
Tiếp đó, các bộ phà ghép và đoàn tàu đổ bộ của Trung đoàn Hải quân 962 có mặt để đưa toàn bộ đội hình quân đoàn qua sông ngay trong đêm 06.01.1979 để rồi 12 giờ ngày 07.01.1979, Quân đoàn 4 đã giải phóng hoàn toàn Phnom Pênh.
Chìa khóa giải phóng Phnom Pênh: Chiến thuật chưa từng có của Quân Việt Nam ở Campuchia - Ảnh 4.
Quân đội cách mạng Campuchia và bộ đội Việt Nam tiêu diệt quân Pôn-pốt, giải phóng thủ đô Phnom Pênh.
***
Không được thuận lợi như hướng Đông, Quân đoàn 3 tiến công trên hướng Đông Bắc gặp khó khăn hơn bởi quân Khmer Đỏ dưới sự chỉ huy của XonXen - Bộ trưởng Quốc phòng đã thiết lập một hệ thống phòng thủ rất vững chắc tại Kongpong Cham.
Thị xã Kongpong Cham nằm sát bờ Tây sông Mê - kông, dài khoảng 4 km, rộng 2 km, là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô Phnom Pênh. Đoạn sông Mekong chảy qua đây có bề rộng từ 1,2 đến 1,5 km. Hai bên bờ sông có bờ dốc đứng. Cả phía thượng lưu và hạ lưu có nhiều bãi bồi, các phương tiện rất dễ mắc cạn.
Sau khi trinh sát địa hình và tình hình địch, Sư đoàn 320 và Trung đoàn 64 xây dựng 2 phương án (PA) vượt sông như sau:
- PA 1: Bộ binh bí mật vượt sông bằng xuồng ở phía thượng lưu bến phà khoảng 1800 mét, sau đó bất ngờ nổ súng tiến công tiêu diệt địch, đánh chiếm đầu cầu tạo thuận lợi cho tăng thiết giáp và các lực lượng khác vượt sông.
Chìa khóa giải phóng Phnom Pênh: Chiến thuật chưa từng có của Quân Việt Nam ở Campuchia - Ảnh 5.
Các chiến sĩ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.
- PA 2: Nếu không thực hiện được PA1 sẽ thực hiện PA2 - Vượt sông bằng sức mạnh, sử dụng hỏa lực pháo binh, xe tăng... tiêu diệt, chế áp địch bên bờ tây sông yểm trợ cho xe tăng bơi và bộ binh vượt sông đánh chiếm đầu cầu, phát triển chiến đấu tạo điều kiện đưa toàn bộ lực lượng qua sông.
Vào lúc 0 giờ 06.01.1979, các phân đội trinh sát và bộ binh vượt sông theo PA1 bằng xuồng cao su. Địch phát hiện dùng hỏa lực dày đặc quét trên mặt sông. Trong vòng 15 phút, 6/9 chiếc xuồng bị thủng, hàng chục cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 9 hy sinh.
Thêm một lần như vậy không có kết quả, Bộ Tư lệnh sư đoàn quyết định thực hiện PA2.
Hửng sáng, lệnh pháo bắn chuẩn bị được phát ra. Trong khi pháo 155mm bắn cầu vồng chụp xuống trung tâm chỉ huy của địch thì từ các trận địa pháo bắn thẳng bắn dồn dập vào tuyến phòng ngự sát mép nước. 4 xe tăng T-54 cùng tiến ra bờ sông dùng pháo 100mm bắn ngắm trực tiếp.
6h10 ngày 6.1.1979, lợi dụng kết quả hỏa lực chuẩn bị, mũi đột kích đánh chiếm đầu cầu do Đại đội 3, Tiểu đoàn 7 lên 4 xuồng máy của Lữ đoàn Công binh 249 nhằm thẳng bên phía bờ Tây xốc tới. Tuy nhiên, do hỏa lực ngăn chặn dày đặc buộc phải quay lại. Trong lúc đó Đại đội xe tăng (XT) 11 nhận lệnh cơ động lên tham gia chiến đấu.
Sau ít phút hỏa lực dồn dập vào bờ tây sông, Tiểu đoàn 7 tiếp tục vượt sông. Đến 7 giờ, lực lượng vượt sông đã bám được bờ và bắt đầu củng cố bàn đạp đầu cầu.
7h25 phút, Đại đội XT11 tới bờ sông và ngay lập tức thực hành bơi vượt sông. Phát hiện xe tăng bơi sông, các loại hỏa khí trên bờ Tây sông tập trung ngăn chặn nên hoàn toàn bị bộc lộ và trở thành mồi ngon cho các họng pháo 100 mm của xe tăng T-54 tiêu diệt.
Lợi dụng kết quả vượt sông của Tiểu đoàn 7 và Đại đội XT11, toàn bộ lực lượng của Trung đoàn 64 xuống xuồng qua sông; các trang bị nặng được chở qua sông bằng phà tự hành của Lữ đoàn vượt sông 249 bảo đảm.Hơn 8 giờ, toàn bộ Đại đội XT11 đã sang bờ Tây sông. Các xe tăng nhanh chóng cùng với bộ binh Tiểu đoàn 7 phát triển chiến đấu, bắn diệt các công sự, hỏa điểm, củng cố mở rộng bến vượt tạo điều kiện cho chủ lực vượt sông.
Sau khi qua sông, Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 9 nhanh chóng tổ chức đội hình chiến đấu đánh lui các mũi phản công, dồn địch vào từng ngõ phố. Thừa thắng, toàn trung đoàn tiến vào nội thị, tổ chức hai mũi tiến công truy kích địch.
Hai trận "Vượt sông bằng sức mạnh" kể trên đã là chìa khóa để QTNVN giành thắng lợi trong chiến dịch tiến công giải phóng Pnom Pênh đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau này.

CHIẾM XE T58 CỦA TRUNG QUỐC CHẾ TẠO ĐÁNH KHMER ĐỎ

Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt!
1 chiếc xe tăng Type 62 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh minh họa.

Trong lúc hỗn loạn, 1 xe tăng Type 62 do TQ sản xuất mất phương hướng, chạy bừa về phía quân ta. Nó chạy rất nhanh nên khi các chiến sĩ ta phát hiện ra nó đã đến quá gần.

Xe tăng hạng nhẹ kiểu Type 62 (cán bộ chiến sĩ xe tăng Việt Nam quen gọi là T-58) là loại xe tăng hạng nhẹ do hãng Norinco của Trung Quốc sản xuất, phát triển từ năm 1960.
Đây là một phiên bản thu nhỏ của xe tăng T-59 (là 1 bản sao của xe tăng T-54) nên hình dạng của nó rất giống T-54A chỉ có điều nhỏ hơn, giáp mỏng nhẹ hơn, pháo nhỏ hơn và dùng các thiết bị điện tử khác nhằm giảm trọng lượng.
Type 62 được trang bị 1 khẩu pháo 85mm, 1 súng máy K53 song song bên pháo và 1 súng cao xạ 12,7 mm trên tháp pháo. Pháo 85 mm có thể bắn các loại đạn nổ phá, xuyên giáp, xuyên lõm và xuyên dưới cỡ với cơ số 47 viên. Tuy nhiên, pháo không có hệ thống ổn định nên độ chính xác khi bắn còn thấp.
Với trọng lượng chỉ có 21 tấn, Type 62 cơ động khá linh hoạt và sử dụng tương đối thuận lợi ở cả địa hình đồi núi lẫn đồng bằng. Tuy nhiên, do mục đích giảm trọng lượng nên vỏ giáp của Type 62 khá mỏng, chỗ dày nhất trên tháp pháo là 55 mm, chỗ mỏng nhất ở thân xe chỉ 15 mm nên khả năng bảo vệ kém.
Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt! - Ảnh 1.
Xe tăng Type 62 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh minh họa.
Để tăng cường sức mạnh cho Khơ me Đỏ, Trung Quốc đã viện trợ cho quân đội của tổ chức phản động này một số khá lớn xe tăng Type 62, làm nòng cốt tổ chức các trung đoàn TTG trong quân đội Khơ me Đỏ.
Với truyền thống "lấy xe địch đánh địch" đã có từ thời chống Mỹ, cán bộ chiến sĩ ta đã mưu trí linh hoạt thu được một số xe Type 62 để bổ sung ngay vào đội hình chiến đấu rất hiệu quả.
Type 62 đối đầu xe tăng T-54 thì chịu sao được nhiệt
Những ngày đầu tháng 1.1979, dưới sự tiến công mãnh liệt của Quân đoàn 3, tuyến phòng thủ đường số 7 của Khơ me Đỏ từng bước bị chọc thủng. Trên hướng Bắc đường 7, Tiểu đoàn XT3 phối thuộc cùng Trung đoàn BB48, Sư đoàn 320 đã đột phá qua Kra Sang và tập trung đánh chiếm Mo Lou.
Khi Mo Lou thất thủ, quân tướng địch mạnh tên nào tên nấy bỏ chạy một cách hỗn loạn. Xe ô tô, xe kéo pháo, xe tăng thiết giáp chiếc lao vào rừng, chiếc mở đường máu tháo chạy.
Trong lúc hỗn loạn ấy, một chiếc xe tăng Type 62 chắc do mất phương hướng nên chạy bừa về phía quân ta. Do hình dáng bề ngoài nhìn khá giống với xe tăng T-54, các chiến sĩ bộ binh lầm tưởng là xe của ta nên không bắn và bị nó gây ra một số tổn thất.
Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt! - Ảnh 2.
Bộ đội xe tăng Việt Nam huấn luyện chiến đấu.
Chiếc Type 62 chạy rất nhanh nên khi các chiến sĩ xe tăng phát hiện ra nó đã đến quá gần không thể dùng pháo tiêu diệt được. Chiến sĩ lái xe Nguyễn Thanh Tùng thuộc Đại đội XT9 nhanh trí kéo cần lái cho chiếc xe tăng T-54 số 999 của mình xoay ngang nằm chắn ngang đường.
Cán bộ chiến sĩ Đại đội XT9 nhanh chóng lên xe bắt tù binh và đưa chiếc Type- 62 này bổ sung vào đội hình chiến đấu.Do quán tính lớn, chiếc Type 62 không hãm được và cũng không vòng tránh được đã đâm sầm vào sườn xe T54 số 999 của Nguyễn Thanh Tùng. Cú đâm kinh hoàng đó làm toàn bộ kíp xe Type 62 bị thương ngất xỉu.
Thật may, cơ cấu điều khiển của nó cơ bản giống T-59 nên đã rất quen thuộc với chiến sĩ xe tăng Việt Nam. Còn pháo 85 mm trên Type 62 bắn chung đạn với K63-85 được nên việc tiếp vận không gặp khó khăn gì.
Cháy rồi nhưng biết dùng vẫn có thể dùng được
Trong chiến dịch này, Trung đoàn BB 52 của Sư đoàn 320 được tăng cường Tiểu đoàn XT1 và Đại đội thiết giáp 6 của Tiểu đoàn 2 là mũi thọc sâu có nhiệm vụ đột pháp Sere Kấc, đánh chiếm Ngã ba Chúp ngăn chặn không cho địch chạy về Kongpong Cham.
Lợi dụng kết quả đột phá, phân đội phái đi trước gồm 6 xe M113 và Tiểu đoàn BB 2 nhanh chóng thọc sâu vào tuyến phòng ngự của địch. Do đường xấu nên dọc đường tiến quân 3 xe M113 bị đứt, trật xích. Tuy nhiên, 3 xe còn lại cùng một số bộ binh vẫn nhằm hướng ngã ba Chúp thẳng tiến.
Mặc dù lực lượng khá mỏng song do lợi dụng được yếu tố bất ngờ cộng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí linh hoạt nên phân đội phái đi trước đã chiếm được ngã ba Chúp.
Do vị trí đặc biệt quan trọng của ngã ba Chúp, các chỉ huy Khơ me Đỏ quyết định phản công lấy lại bằng được. Sau nhiều lần phản công không có kế quả, sáng 1.1.1979, quân Khơ me Đỏ đã huy động lực lượng từ Suông lên phản kích, trong đó có cả xe tăng và xe thiết giáp.
Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt! - Ảnh 4.
Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và Bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp luyện tập, nâng cao kỹ thuật chiến đấu. Ảnh: TTXVN
Trong quá trình chiến đấu, 2 xe M113 và một số chiến sĩ bộ binh đã bị thương vong. Đến thời điểm này chỉ còn 1 xe M113 cơ động được; về phía bộ binh chỉ còn có 12 tay súng. Trận đánh diễn ra hết sức chênh lệch về lực lượng.
Mặc dù vậy, dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng BB Trịnh Xuân Lan, các chiến sĩ TTG và bộ binh vẫn kiên cường chiến đấu giữ vững trận địa. Sau những đợt tiến công dồn dập của địch, thêm nhiều người bị thương vong.
Với ưu thế hơn hẳn về binh lực, quân Khơ me Đỏ đã xâm nhập được một phần trận địa. Một chiếc Type 62 đã vào được khu vực chốt vừa đi vừa bắn rất hung hãn.
Đúng lúc đó, khẩu DKZ gắn trên M113 bất ngờ bị hỏng. Tiểu đoàn phó XT Nguyễn Tiến Hưởng rời xe xuống, anh nhặt khẩu B40 của chiến sĩ bị thương nhằm bắn chiếc Type 62. Chiếc xe tăng bùng cháy khựng lại ngay trước chiến hào phòng ngự. Bọn lính trên xe hoảng sợ bỏ xe tháo chạy.
Với trang bị 1 khẩu pháo 85 mm, 2 khẩu đại liên, chiếc xe tăng Type 62 là một sự bổ sung đáng kể về hỏa lực cho chốt phòng ngự. Nhờ vậy, phân đội phái đi trước đã giữ vững trận địa cho đến khi lực lượng ở phái sau lên tiếp ứng.Khi thấy chiếc xe tăng chỉ cháy ở bên ngoài, Hưởng cùng một số chiến sĩ nhảy lên xe cởi áo dập lửa. Khi lửa tắt, một chiến sĩ chui vào vị trí lái xe ấn nút khởi động. Xe nổ máy được và được đưa về trận địa bổ sung vào lực lượng phòng ngự.
Ngay từ thời chống Mỹ, Lữ đoàn XT 273 đã nổi tiếng với việc dùng xe địch đánh địch trong các trận tiến công thị xã Tuy Hòa, trận đánh chiếm Cầu Bông trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Và truyền thống đó đã được cán bộ chiến sĩ của lữ đoàn phát huy trong quá trình làm nghĩa vụ quốc tế sau này.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

CHUYỂN HƯỚNG CHỦ YẾU, DỜI NGÀY N- QUYẾT ĐỊNH CHÍNH XÁC TẠI MẶT TRẬN



Chuyển hướng chủ yếu, dời ngày N: Quyết định vô cùng chính xác trong Chiến dịch giải phóng Phnom Pênh
Quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh nhiều xương máu để bảo vệ nhân dân Campuchia.

Được lời như cởi tấm lòng, đêm 06.01.1979, với sự trợ giúp của Trung đoàn Hải quân 962, Sư đoàn 7 và Lữ đoàn TTG 22 đã vượt sông Mekong chuyển sang tiến công về Phnom Pênh.

Kế hoạch hoàn hảo
Đáp ứng Lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (MTĐKDTC), đồng thời để tự bảo vệ mình, thời điểm cuối năm 1978 Việt Nam chuẩn bị lực lượng, phương tiện tổ chức tổng phản công trên biên giới Tây Nam. Tướng Lê Trọng Tấn trực tiếp chỉ huy chiến dịch.
Tham gia chiến dịch có các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 2, 3, 4 và các quân khu 5, 7, 9; 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ, đoàn không quân 901 và một số đơn vị thuộc các quân, binh chủng kỹ thuật được tăng cường.
Theo kế hoạch tác chiến, Quân đoàn 2 sẽ hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 tiến công quân khu Đông Nam của Khmer Đỏ, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia sau đó đánh về Phnom Pênh từ hướng Nam và Đông Nam.
Quân đoàn 3, tiến công từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia, tiến đánh Phnom Pênh từ hướng Đông Bắc.
Quân đoàn 4 cùng các lực lượng của MTĐKDTC được tăng cường 1 trung đoàn Hải quân, 1 trung đoàn Công binh tiến công từ tây nam Tây Ninh, theo đường 1 qua tỉnh Svay Rieng đánh chiếm bến phà chiến lược Neak Lương và tiến công Phnom Pênh từ hướng Đông.
Chuyển hướng chủ yếu, dời ngày N: Quyết định vô cùng chính xác trong Chiến dịch giải phóng Phnom Pênh - Ảnh 1.
Trung đoàn 66 - Sư đoàn 304 truy kích địch ở Kô Công - Campuchia, 1977.
Quân khu 5, tiến công từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia.
Lực lượng đổ bộ đường biển đánh vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som. Đoàn 901 không quân có nhiệm vụ chi viện lực lượng tiến công mặt đất và tham gia truyền đạt.
=
Do các hướng Đông và Đông Bắc đều bị con sông Mekong ngăn trở, Bộ Tư lệnh Mặt trận xác định hướng chủ yếu tiến công vào Phnom Pênh là hướng Nam và Đông Nam do lực lượng Quân khu 9 và Quân đoàn 2 đảm nhiệm, các hướng khác là thứ yếu và phối hợp.
Thời gian nổ súng phản công trên toàn tuyến vào ngày 23.12.1978. Thời gian tổng tiến công vượt qua biên giới là ngày 02.01.1979. Thời gian đồng loạt tiến công vào thủ đô Phnom Pênh là 08.01.1979.
Thực tế muôn màu muôn vẻ
Nói cho công bằng, đó là một kế hoạch hoàn hảo với 3 mũi tiến công hợp điểm vào cơ quan đầu não của địch. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn chỉ là kế hoạch, còn thực tế thì muôn màu muôn vẻ và đòi hỏi con người phải có đối sách linh hoạt và thích hợp.
Trên hướng Quân đoàn 4, trước thắng lợi của các lực lượng Quân khu 7 tại Krachie, được sự đồng ý của Tư lệnh Mặt trận đã nổ súng tiến công sớm hơn 1 ngày- ngày 01.01.1979.
Chuyển hướng chủ yếu, dời ngày N: Quyết định vô cùng chính xác trong Chiến dịch giải phóng Phnom Pênh - Ảnh 3.
Chỉ huy đơn vị quân đội ta nghiên cứu địa hình, xây dựng phương án tác chiến.
Ngược lại, trên hướng tiến công của Quân đoàn 2 và Quân khu 9, ngay trước ngày N quân Khmer Đỏ bất ngờ tiến công chiếm khu vực kênh Vĩnh Tế - nơi Quân đoàn 2 chọn làm bàn đạp tiến công buộc lực lượng của quân đoàn phải đánh chiếm lại và đến 3.1.1979 mới đồng loạt tiến công.
Trên hướng tiến công của Quân đoàn 3, quân Khmer Đỏ bên bờ Đông sông Mekong nhanh chóng bị đánh tan, phải rút lui về củng cố tuyến phòng ngự bên bờ Tây đồng thời phá hủy hết thuyền, phà để làm giảm tốc độ tiến công của Quân tình nguyện.
Trái ngược với những dự đoán ban đầu, sau khi bị đánh tan tác ở các cứ điểm vòng ngoài, bến phà Neak Luong chỉ được phòng ngự lâm thời với lực lượng tương đối mỏng. Bởi vậy, ngày 06.01.1979, một bộ phận của Quân đoàn 4 đã chiếm được đầu cầu bên bờ Tây sông và phát triển chiến đấu về phía Phnom Pênh.
Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 Bùi Cát Vũ nhớ lại: Trong lúc hầu hết quân địch đang hoang mang rút chạy, nếu ta nhanh chóng dấn lên sẽ rất thuận lợi. Còn nếu chậm trễ, bọn chúng sẽ thiết lập các tuyến phòng ngự mới sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, thời gian quy định vào Phnom Pênh là 08.01 nên phải xin ý kiến cấp trên.
Thật may cho các anh, vào thời điểm đó, phái viên Mặt trận Lâm Hà bay trên chiếc UH-1A đã có mặt.
Phó tư lệnh Bùi Cát Vũ kể: "Tôi đề nghị ngày mai cho đi luôn. Sang sông được bao nhiêu xe, chúng tôi đi bấy nhiêu, còn thì đi bộ. Hễ gặp địch phía trước bộ đội nhảy xuống đánh, thì quay xe lại chuyển tải anh em đi bộ lên tiếp...".
Không đủ thẩm quyền giải quyết vấn đề, phái viên Lâm Hà phải quay về báo cáo Bộ Tư lệnh Mặt trận. Nhưng chỉ 1 giờ sau, ông quay lại với mệnh lệnh mới:
"Một là Quân đoàn 4 chiếm toàn bộ thủ đô Phnom-Pênh, bao gồm cả sân bay Pô-chen-tông, chứ không phải từ cầu Mô-ni-vông lên đến Bộ Tổng Tham Mưu Pôn-Pốt phía nam Hoàng cung như đã qui định cũ; Hai là: N là ngày mai 07.1, chứ không phải là ngày 08.01".
Chuyển hướng chủ yếu, dời ngày N: Quyết định vô cùng chính xác trong Chiến dịch giải phóng Phnom Pênh - Ảnh 4.
Cờ cách mạng 5 ngọn tháp tung bay trên thành phố CămPốt – Campuchia năm 1979.
Như vậy là, so với Kế hoạch ban đầu, hướng tiến công chủ yếu vào Phnom Pênh đã được chuyển giao cho Quân đoàn 4 thay vì Quân đoàn 2 và Quân khu 9 như trước. Bên cạnh đó, thời gian tiến công Phnom Pênh cũng được đẩy sớm lên 01 ngày.
Đúng như dự liệu của Phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ, lực lượng phòng thủ thủ đô của Khmer Đỏ không quá mạnh, chủ yếu là phòng ngự lâm thời và vào 12 giờ ngày 07.01.1979 Quân đoàn 4 cùng Binh đoàn 1 MTĐTCNK đã làm chủ hoàn toàn Thủ đô Phnom Pênh.Được lời như cởi tấm lòng, ngay trong đêm 6.1.1979, với sự trợ giúp của Trung đoàn Hải quân 962, phần lớn lực lượng của Sư đoàn Bộ binh 7 và Lữ đoàn Tăng thiết giáp 22 đã qua được sông Mekong và lập tức chuyển sang tiến công về hướng Phnom Pênh.
Bài học rút ra ở đây là: Kế hoạch dù cụ thể đến đâu cũng không thể sát với thực tế 100% được. Và người chỉ huy trên chiến trường cần phải hết sức linh hoạt, quyết đoán đưa ra quyết định thích hợp tùy theo thực tế đòi hỏi mới có thể giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất với tổn thất thấp nhất.
Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn "Đường vào Phnom Pênh"- Hồi ký của Thiếu tướng Bùi Cát Vũ, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4

CUỘC HÀNH QUÂN THẦN TỐC ĐẦY BÃO TỐ CỦA LỮ ĐOÀN XE TĂNG 203



Cuộc hành quân thần tốc đầy bão tố của Lữ đoàn xe tăng 203: Tiêu diệt Khơ me Đỏ
Lữ đoàn xe tăng 203 ngày càng phát triển. Ảnh minh họa: QPVN.

Sẩm tối 20.12.1978, hai tàu rời cảng. Gió Đông Bắc mạnh đến cấp 10, tàu rung lắc dữ dội. Đặc biệt, trên tàu 403 toàn bộ "tăng-đơ" cố định xe bị đứt, 100% lính xe tăng say sóng...

Lữ đoàn xe tăng 203 nhận nhiệm vụ mới
Sau khi thực hiện thành công cuộc hành quân "Thần tốc" hơn 1000 km và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 về trú quân tại Long Bình tham gia truy quét FULRO tại Lâm Đồng và củng cố địa bàn.
Tháng 6.1976, chấp hành mệnh lệnh của Bộ và Bộ tư lệnh quân đoàn, Lữ đoàn cơ động về đứng chân tại khu vực Ấp 5, xã Thủy Phương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Về vị trí mới, lữ đoàn tập trung huấn luyện- sẵn sàng chiến đấu và xây dựng đơn vị.
Tiếp nhận một khu doanh trại cũ của quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) đã xuống cấp nặng nề, cán bộ chiến sĩ toàn lữ đoàn đã tích cực lao động cải tạo các công trình cũ, xây dựng các công trình mới để nhanh chóng ổn định nơi ăn ở, đồng thời củng cố trang bị vũ khí và giúp bạn Lào tiễu phỉ ở Xa Van Na Khẹt.
Trước hành động gây hấn của bọn phản động Khơ me Đỏ tại khu vực biên giới Tây Nam, cuối năm 1978 Bộ chỉ huy tối cao đã quyết định sẽ ra quân trừng trị chúng đồng thời giúp nhân dân bạn thoát khỏi tai họa diệt chủng theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Căm- pu- chia.
Để tăng cường lực lượng cho các đơn vị phía Nam làm nhiệm vụ, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định điều động Quân đoàn 2, trong đó có Lữ đoàn xe tăng 203 vào tham gia chiến đấu trên hướng tác chiến của Quân khu 9.
Ngày 28.11.1978, Lữ đoàn XT 203 chính thức nhận nhiệm vụ chuẩn bị xe máy, trang bị vũ khí, sẵn sàng nhận lệnh lên đường. Vậy là trước mắt lữ đoàn là một cuộc hành quân "Thần tốc" lần thứ hai.
Ngày 16.12.1978, quyền Lữ đoàn trưởng Trần Minh Công và một số cán bộ chủ chốt các cơ quan lữ đoàn cùng thủ trưởng quân đoàn đáp máy bay từ Phú Bài vào biên giới Tây Nam để trinh sát thực địa, chuẩn bị chiến trường.
Ngày 19.12.1978, toàn bộ lực lượng của lữ đoàn bắt đầu cơ động dưới sự chỉ huy của Chính ủy Bùi Văn Tùng và Tham mưu trưởng Phạm Ngọc Bảng.
Cuộc hành quân thần tốc đầy bão tố của Lữ đoàn xe tăng 203: Tiêu diệt Khơ me Đỏ - Ảnh 1.
Quân tình nguyện Việt Nam truy kích quân Khơ me Đỏ.
Cuộc hành quân thần tốc đầy sóng gió
So với cuộc hành quân Thần tốc lần thứ nhất, cuộc hành quân Thần tốc lần này có nhiều điểm khác biệt. Nếu như cuộc hành quân lần thứ nhất chỉ có đi đường bộ thì cuộc hành quân lần này là đa phương tiện; quãng đường hành quân cũng dài hơn và xe máy trang bị cũng cũ kỹ hơn...
Với kinh nghiệm rút ra từ cuộc hành quân Thần tốc lần thứ nhất, lữ đoàn đã xây dựng kế hoạch cơ động rất cụ thể, tỷ mỷ đồng thời hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
Theo đúng kế hoạch, đêm 19.12.1978 toàn bộ lữ đoàn lên đường. Khối 1 sau khi vượt đèo Hải Vân, toàn bộ tăng thiết giáp tập kết ở quân cảng Đà Nẵng. Tại đây, các xe tăng thiết giáp được đưa lên hai tàu đổ bộ HQ501 và HQ403.Ngoài đoàn cán bộ đi bằng máy bay, lực lượng còn lại của lữ đoàn chia làm 2 khối: Khối 1 bao gồm các đơn vị xe tăng, xe thiết giáp sẽ hành quân bộ theo Quốc lộ 1 vào Đà Nẵng để đi tàu thủy theo kế hoạch của Bộ và quân chủng Hải Quân; Khối 2 gồm cơ quan và các đơn vị trực thuộc sẽ hành quân bằng ô tô vào vị trí tập kết.
Tàu HQ-501 còn có tên là chiến hạm Trần Khánh Dư thuộc lớp LST-542 có trọng lượng toàn tải khoảng 3.640 tấn, từng thuộc biên chế của Hải quân Hoa Kỳ trước khi được bàn giao cho VNCH. Sau 30.4.1975 thuộc biên chế của Hải quân nhân dân Việt Nam. Tàu HQ403 thì nhỏ hơn, toàn tải chỉ có 800 tấn.
Cuộc hành quân thần tốc đầy bão tố của Lữ đoàn xe tăng 203: Tiêu diệt Khơ me Đỏ - Ảnh 3.
Xe tăng lội nước PT-76 và chiến sĩ hải quân đánh bộ huấn luyện chiến đấu
Sẩm tối 20.12.1978, hai tàu rời cảng nhằm hướng Nam thẳng tiến. Đúng dịp gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, có lúc lên đến cấp 10 nên sóng rất to, tàu rung lắc dữ dội. Đặc biệt, trên tàu 403 toàn bộ "tăng- đơ" cố định xe bị đứt, 100% lính xe tăng say sóng...
Sau gần 2 ngày đêm vật vã vượt qua sóng gió đại dương, tàu chạy vào sông Tiền rồi lại sang sông Hậu và sáng 23.12.1978, tàu cập cảng Trà Nóc (Cần Thơ). Tại cảng, xe tăng thiết giáp được đưa lên bờ.
Tiếp đó, toàn bộ xe tăng thiết giáp được chuyển tâỉ bằng tàu "tăng- kít" đến bến Cây Me gần thị trấn Tri Tôn (An Giang). Cứ tàu cập bến, xe lên bờ là ngay lập tức có người dẫn đường chạy về khu vực núi Cấm (thuộc huyện Tịnh Biên, An Giang). Đây chính là vị trí tập kết chiến dịch của lữ đoàn.
Trong lúc đó, bộ phận hành quân bộ cũng đã tới nơi và tổ chức tiếp nhận Tiểu đoàn thiết giáp 10 của Quân khu IX vào đội hình chiến đấu. Chiếc xe cuối cùng của lữ đoàn về đến vị trí tập kết chiến dịch là chiều 25.12.1978.
Từ ngày 26.12.1978 toàn lữ đoàn bắt tay vào củng cố trang bị vũ khí, bổ sung nhiên liệu dầu mỡ... đồng thời tổ chức trinh sát thực địa, làm kế hoạch chiến đấu, tổ chức hiệp đồng giữa các bộ phận để rồi ngày 3.1.1979 cùng quân đoàn nổ súng đánh địch.
Đây chính là cuộc hành quân "Thần tốc" lần thứ hai của lữ đoàn trong vòng hơn 3 năm.Như vậy là chỉ trong vòng 1 tuần (từ 19 đến 25.12), toàn bộ Lữ đoàn XT 203 với hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp đã cơ động bằng nhiều loại phương tiện vượt hơn 1.000km để có mặt tại cực Nam Tổ quốc tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế, tiêu diệt chế độ diệt chủng Khơ me Đỏ.
Có được thành công như vậy là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan cấp trên, sự hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn và đặc biệt là từ những kinh nghiệm của cuộc hành quân "Thần tốc" lần thứ nhất tháng 4.1975.