Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

MỘT THOÁNG CHÍ LINH-1

Ngày nghỉ, mấy anh em CCB rủ nhau đi chơi. Nơi đến được chọn là Chí Linh, Hải Dương- quê tôi!
Sau hơn 1 giờ hành trình, cả hội đến điểm đầu tiên- Đền Cao:



Đền Cao thuộc xã An Lạc, TX Chí Linh. Đây là nơi thờ 5 anh em họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh Tống. Kể ra hỏi bác Gúc thì cũng được song có thể đọc sự tích ở đây:



Trong tâm thức dân gian của vùng này thì Đền Cao nổi tiếng linh thiêng và có rất nhiều điều huyền bí bên trong. Nghe nói ai đó cố tình bước vào hậu cung (tất nhiên trừ các "quan đám") thì đều gặp chuyện không may. Cứ hỏi bác Gúc sẽ biết(*). Vì vậy cả Hội đều quyết tâm không vào đó mà chỉ loanh quanh bên ngoài:



Ngoài ý nghĩa tâm linh, Đền Cao còn nổi tiếng bởi xung quanh là một rừng lim nghìn tuổi mà vừa rồi 99 cây lim ở đây đã được chọn là "cây di sản". Nói gì thì nói, cả một rừng lim cổ thụ như thế mà không ai dám đem về làm nhà, làm cửa cũng là một điều lạ. Có lẽ do anh ĐNĐ anh ý chưa nghe nói đến[-X. Một cây trong số đó:



Ngay cạnh đền, một cái giếng nghe nói cũng có tuổi ngàn năm. Tuy nhiên, bây giờ trông mới như chưa đầy tuổi:



Cũng muốn ở lại lâu song thời gian không cho phép. Rồi cũng đến lúc phải hạ sơn:



Đền Cao thờ 5 anh em dẹp "giặc Tống tràn qua biên ải (phía Bắc) xâm lược nước ta" (lời giới thiệu), chỉ cần nhớ thế là đủ 
Chắc có lẽ cung cấm chứa "vũ khí bí mật" chống giặc phương Bắc. Các CCB chỉ được nhìn từ bên ngoài.


Ngôi đền phủ dưới bóng lim cổ thụ.


Cánh đồng lúa đang uốn câu- đường vào Thanh Mai:




Xin nói lại một chút cho rõ: Sở dĩ là "Một thoáng CL" bởi đơn giản là chỉ đi có 01 ngày. Mà cái đất này có đến hàng trăm di tích, danh thắng, điểm đến... nên nếu để đủ cho ngấm, cho cảm.... thì mất nhiều thời gian lắm. 
Tiếp tục hành trình: Rời Đền Cao, điểm đến tiếp theo là chùa Thanh Mai.
Có lẽ cũng là những người... dại nên Tam vị tổ sư Thiền phái Trúc Lâm đều chọn nơi thâm u, vắng vẻ để tu hành. Đệ nhất tổ Trần Nhân Tông thì chọn Yên Tử. Đệ tam tổ Huyền Quang thì chọn Côn Sơn. Còn Đệ nhị tổ Pháp Loa thì chọn Thanh Mai. Vào thế kỷ XIV thì nơi này chắc heo hút lắm:



Chùa còn lưu giữ được nhiều tấm bia cổ rất quý hiếm:



Đặc biệt là tấm bia Viên Thông tháp bi được tạo tác năm 1362, được đánh giá là bảo vật quốc gia:



Bia được gắn trên lưng Viên Thông bảo tháp- nơi đặt xá lỵ của Pháp Loa thiền sư:



Cây vải rừng trong sân chùa Thanh Mai



Cây đại (cây sứ) hàng trăm tuổi:



Một dáng cành quằn quại vết thời gian:



Gốc thị rừng. Dưới gốc trái rụng vàng, đầy muỗi... Thị ơi thị, thị rụng bị bà. Bà đem bà lẩm chứ bà không xơi



Mạc vị thu tàn hoa lạc tận
Tiền đình quá ngọ nhất chi...mướp



Dưới chân bảo tháp



Chùa Thanh mai nằm gọn trong một vùng núi rất nhiều cây phong cổ thụ. Cuối thu đầu đông về vãn cảnh chùa hẳn sẽ thấy sắc đỏ của những lá phong. Bây giờ thì ....còn xanh lắm!



Chui vào khe núi làm mấy ly, mồi nhậu là lá sấu non và giò lụa. Khe suối dốc như thế song trong các vũng nước nhỏ vẫn có cá bống và tôm



Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm, đằng sau là thiền sư Ấn Độ? Bức tranh "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ" cũng có vẽ những tăng nhân Ấn Độ.


Bên tháp Viên Thông


Nghỉ chân bên đường, chia "mồi"


Rót rượu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét