Chương cuối
Những dấu hiệu báo trước cuộc sụp
đổ không gì cứu vãn được của chế độ Sài Gòn đang ngày một hiển hiện rõ nét hơn.
Ngày 21 tháng Tư, tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Hai
ngày sau, Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố: “Cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc
với người Mỹ” và ra lệnh khẩn cấp sơ tán những người Mỹ còn lại ra khỏi Việt
Nam. Song, bất chấp những rối ren trên chính trường, lực lượng phòng thủ xung
quanh Sài Gòn của chúng cũng còn khá mạnh và có tổ chức tốt. Hiện vẫn còn tới 5
sư đoàn bộ binh bố trí thành một tuyến phòng thủ cách trung tâm thành phố từ 30
đến 50 ki- lô- mét. Vùng ven thành phố chúng còn 3 sư đoàn dù và thủy quân lục
chiến mặc dù đã sứt mẻ ít nhiều. Ngoài ra, chúng còn 3 liên đoàn biệt động quân
bố trí ở khu vực Hóc Môn, Tân Sơn Nhất, Bình Chánh, Gò Vấp, Nhà Bè. Trong nội
thành địch tổ chức thành 5 liên khu, lực lượng chủ yếu là cảnh sát và phòng vệ
dân sự. Tuy nhiên, có một điểm chung là tinh thần của binh lính địch đã rất
hoang mang. Trước tình hình đó, Bộ Thống soái tối cao tại Hà Nội quyết định mở chiến
dịch tiến công vào dinh lũy cuối cùng của chế độ ngụy quyền tay sai Mỹ. Chiến
dịch này được mang tên người Cha Già dân tộc- chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ ở sở
chỉ huy chiến dịch về, Tư lệnh cánh quân Duyên Hải lập tức triệu tập tư lệnh và
chính ủy hai binh đoàn Sông Hương, Mê Kông cùng đại diện các binh chủng lên để
nghe đại diện Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ. Sau khi phổ biến
quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh
và điểm qua những nét chính về tình hình địch, đại diện Bộ chỉ huy chiến dịch
tiến lại gần tấm bản đồ Sài Gòn- Gia Định khổ lớn và nhấn mạnh:
- Thưa các đồng chí! Bộ chỉ huy
chiến dịch Hồ Chí Minh đã quyết định tiến công Sài Gòn theo 5 hướng, trên mỗi
hướng do một binh đoàn hoặc tương đương đảm nhiệm. Các mục tiêu chủ yếu cần
đánh chiếm là Dinh Tổng thống ngụy, Bộ Tổng Tham mưu, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha
cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất. Cho đến hôm nay, các lực lượng tham gia chiến
dịch tiến công Sài Gòn đã có mặt tại vị trí tập kết theo quy định. Cụ thể: binh
đoàn Cao Nguyên đang tập kết tại Dầu Tiếng sẽ tiến công trên hướng tây bắc.
Hướng này có nhiệm vụ đánh chiếm Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy, đánh chiếm
sân bay Tân Sơn Nhất và cùng binh đoàn Quyết Chiến đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu.
Binh đoàn Quyết Chiến đã vào đến Đồng Xoài, đảm nhiệm tiến công trên hướng bắc
và đông bắc. Nhiệm vụ của binh đoàn này là tiến công Phú Lợi, tiêu diệt sư đoàn
5 ngụy, phối hợp cùng binh đoàn Cao Nguyên đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu và khu
vực Bộ tư lệnh các binh chủng. Hướng nam
và tây nam sẽ do đoàn 232 đảm nhiệm. Hướng này có nhiệm vụ tiêu diệt sư đoàn 25
ngụy, cắt đứt đường số 4, sau đó thọc sâu đánh chiếm Biệt khu Thủ đô và Tổng
nha cảnh sát. Còn hướng đông và đông nam sẽ do hai binh đoàn Mê Kông và Sông
Hương của các đồng chí đảm nhiệm, đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh cánh Đông
và do đồng chí tư lệnh cánh quân Duyên Hải, nay là Phó tư lệnh chiến dịch trực
tiếp chỉ huy. Mục tiêu chủ yếu của cánh đông trong nội đô là dinh Độc Lập.
Ngoài ra, các đồng chí sẽ phải đánh chiếm Bà Rịa, Vũng Tàu và ngăn chặn quân
địch rút chạy bằng đường biển. Sau đây, tôi xin nhường lời cho đồng chí tư lệnh
Cánh Đông điều khiển hội nghị.
Tư lệnh Cánh Đông từ từ đứng dậy, gương mặt ông đầy
phấn khích nhưng cũng không giấu được vẻ mệt mỏi. Ông trầm giọng:
- Thưa các đồng chí! Nhiệm vụ chung của hai binh đoàn
Cánh Đông như các đồng chí đã được phổ biến. Vì thời gian rất gấp nên tôi đề
nghị thế này: do binh đoàn Mê- Kông đã nhận nhiệm vụ sơ bộ từ trước và đã chuẩn
bị quyết tâm chiến đấu xong nên ngay sau đây các đồng chí báo cáo quyết tâm của
binh đoàn. Trên cơ sở đó ta sẽ thảo luận và bổ sung cho hoàn chỉnh. Mời đồng
chí Cẩm!
Thiếu tướng Cẩm ra hiệu cho người trợ lý của mình, anh
chàng này vội đem tấm bản đồ quyết tâm treo lên bên cạnh tấm bản đồ cũ. Tư lệnh
binh đoàn Mê Kông bước lại cạnh tấm bản đồ, sau khi trình bày toàn bộ ý định
chiến đấu, ông nhã nhặn:
- Thực tình, khi xây dựng quyết tâm này chúng tôi chưa
biết các đồng chí binh đoàn Sông Hương có vào đây kịp không, lực lượng cụ thể
là bao nhiêu nên đã không tính tới sự có mặt của các đồng chí. Bây giờ, các
đồng chí đã vào đây rồi thì tôi đề nghị Tư lệnh tăng cường cho chúng tôi một sư
đoàn bộ binh để tiến công vào Sài Gòn. Đồng thời sử dụng một sư đoàn tiến công
Bà Rịa, Vũng Tàu. Còn một sư đoàn để làm dự bị cho chiến dịch. Nếu sử dụng như
vậy chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao. Báo cáo hết!
Phòng họp lặng ngắt như tờ, có thể nghe rõ tiếng muỗi
vo ve trong góc tối. Từ lúc nghe tướng Cẩm báo cáo, ông Đào đã thấy lạ vì không
thấy nhắc đến lực lượng của cánh quân Duyên Hải. Rồi chuyện sử dụng xe tăng
trong thành phần phối thuộc cũng vậy, vẫn chỉ là xé ra từng đại đội tăng cường
cho các trung đoàn bộ binh đột phá. Đến khi nghe thấy vị tư lệnh này đề nghị về
cách sử dụng ba sư đoàn bộ binh mà không nhắc gì đến các đơn vị binh chủng ông
thấy bức xúc không yên. Ngồi bên cạnh ông, khuôn mặt đầy đặn của tướng Ân cứ
tái dần đi, ông ghé vào tai ông Đào nói nhỏ:
- Cái anh này buồn cười thật, lại định xé chúng tôi ra
làm ba. Chả lẽ phiên hiệu binh đoàn Sông Hương bị xóa mất à.
Chừng như đã nhận thấy phản ứng của các cán bộ binh
đoàn Sông Hương và các cán bộ đại diện binh chủng, vả lại chắc cũng thấy quyết
tâm của binh đoàn Mê Kông có nhiều điểm chưa hợp lý nên sau khi hội ý với đại
diện Bộ tư lệnh chiến dịch và Chính ủy Lê Quang Hóa, Tư lệnh Cánh Đông đứng
dậy:
- Đúng như đồng chí Cẩm đã nói, bản quyết tâm này xây
dựng khi chưa biết rõ cánh quân Duyên Hải có vào kịp để tham gia chiến dịch này
hay không nên còn nhiều thiếu sót và chưa phát huy được sức mạnh mà chúng ta đã
hội tụ hiện nay. Binh đoàn Sông Hương là một đơn vị mạnh, đã đánh tan quân địch
ở quân khu Một, chọc thủng phòng tuyến Phan Rang, giải phóng một loạt các tỉnh
cực nam Trung Bộ. Vì vậy, chúng ta không nên xé lẻ nó ra mà nên sử dụng như một
binh đoàn độc lập. Theo tôi, chúng ta sẽ sử dụng cả hai binh đoàn tiến công
song song vào Sài Gòn. Trong đó, binh đoàn Mê Kông tiến công bên cánh phải,
binh đoàn Sông Hương tiến công bên cánh trái. Như vậy, sức mạnh tiến công của
chúng ta sẽ được phát huy cao hơn và chắc chắn tốc độ tiến công sẽ nhanh hơn.
Sau đây, cuộc họp này sẽ dừng lại để các binh đoàn hoàn chỉnh quyết tâm. Đúng
15 giờ chúng ta sẽ họp lại để các đồng chí tư lệnh binh đoàn báo cáo. Sau đó ta
sẽ tổ chức hiệp đồng ngay. Các đồng chí còn hỏi gì nữa không?- Ông dừng lại
nhìn quanh một lượt, không thấy ai có ý kiến gì, ông hạ giọng- Mời các đồng chí
nghỉ!
Ông Đào rời phòng họp trong một tâm trạng hơi nặng nề.
Xâu chuỗi những trận đánh của xe tăng Miền từ An Lộc đến Phước Long và gần đây
nhất là Xuân Lộc ông thấy có vấn đề chưa ổn. Hình như những người chỉ huy ở đây
chưa tiếp cận được với chiến đấu hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Hoặc là cơ
quan đại diện của xe tăng chưa đủ mạnh, chưa làm tham mưu tốt cho người chỉ
huy. Có lẽ phải có một giải pháp nào đó.
*
Buổi chiều, cuộc họp được bắt đầu bằng báo cáo quyết
tâm chiến đấu của tư lệnh binh đoàn Sông Hương. Sau khi tướng Ân báo cáo xong,
Tư lệnh cánh Đông đứng dậy:
- Xin mời các đồng chí trong Bộ tư lệnh và cơ quan cho
ý kiến. Cả các anh bên Mê Kông nữa, có ý kiến gì không?
Hội ý nhanh với chính ủy binh đoàn vài giây, tư lệnh
binh đoàn Mê Kông đứng dạy, trịnh trọng:
- Báo cáo, chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Có Sông Hương
đảm nhiệm trên hướng đông nam và chặn địch rút chạy ra biển, nhiệm vụ của chúng
tôi sẽ nhẹ đi rất nhiều.
Nhìn quanh một lượt, không thấy ai có ý kiến gì thêm,
tư lệnh cánh Đông dõng dạc:
- Các đồng chí không có ý kiến gì, tôi xin kết luận
như sau. Thứ nhất, chúng ta sẽ thực hiện song song đột kích vào Sài Gòn bằng cả
hai binh đoàn. Binh đoàn Mê Kông sẽ đột kích bên cánh phải dọc theo quốc lộ 1,
có nhiệm vụ đánh chiếm Biên Hòa, tiêu diệt sở chỉ huy quân đoàn 3 và mục tiêu
cuối cùng là dinh Độc Lập. Binh đoàn Sông Hương sẽ đột kích bên cánh trái qua Nước
Trong, Long Bình. Sau đó theo xa lộ Biên Hòa- Sài Gòn đánh vào nội đô, có nhiệm
vụ đánh chiếm Bộ tư lệnh Hải quân, quân cảng, hỗ trợ cho binh đoàn Mê Kông đánh
chiếm dinh Độc Lập. Đồng thời, các đồng chí sử dụng 1 sư đoàn tiến công Bà Rịa,
Vũng Tàu để chặn đường rút ra biển của địch. Thứ hai, về cách đánh tôi xin nhắc
lại để các đồng chí nhớ cho kỹ mà vận dụng: các đơn vị dùng một phần lực lượng
thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân
địch không cho chúng rút chạy về Sài Gòn, tiêu diệt và làm tan rã tại chỗ các
sư đoàn chủ lực của địch phòng thủ vòng ngoài. Đồng thời dùng đại bộ phận lực
lượng của ta nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven,
mở đường cho các binh đoàn đột kích cơ giới mạnh đã được tổ chức chặt chẽ, tiến
nhanh theo các trục đường lớn đánh thẳng vào các mục tiêu chủ yếu đã được giao
trong nội thành. Với cánh Đông của chúng ta thì mục tiêu chủ yếu là dinh Độc
Lập. Thứ ba, ngay sau đây các đơn vị về khẩn trương làm công tác tổ chức chuẩn
bị chiến đấu. Mọi công tác chuẩn bị phải xong trước 24 giờ ngày 26 tháng Tư để sáng
ngày 27 có thể nổ súng tổng công kích trên toàn mặt trận. Trong hai ngày 27 và
28 phải giải quyết xong vùng ven để ngày 29 sẽ đồng loạt tiến công vào nội
thành Sài Gòn. Các đồng chí rõ cả chưa?
Trong phòng họp lác đác vài tiếng trả lời:
- Rõ!
Tư lệnh cánh Đông hơi ngạc nhiên vì có vẻ như mọi
người chưa “thông” lắm với những kết luận của mình, ông gặng:
- Thế nào? Hình như các đồng chí còn ý kiến khác thì
phải.
Phòng họp ắng đi một lát. Mãi sau, tư lệnh binh đoàn
Sông Hương đứng dạy:
- Báo cáo tư lệnh và các đồng chí! Mọi vấn đề đồng chí
kết luận chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Tuy nhiên, về thời gian nổ súng tôi đề
nghị các thủ trưởng nghiên cứu lại một chút. Trong khi ở các hướng kia, bộ đội
đã tập kết chỉ cách Sài Gòn 30 đến 50 ki- lô- mét thì trên hướng chúng tôi còn
cách Sài Gòn ngót 100 ki- lô- mét. Trong khi đó, hệ thống phòng thủ của địch ở
hướng này rất dày và rất mạnh, lại phải vượt qua hai con sông lớn. Vì vậy, nếu
để 27 mới bắt đầu nổ súng thì sợ rằng đến 29 vẫn chưa tiếp cận được với nội
thành. Do đó, tôi đề nghị Bộ tư lệnh nghiên cứu lại, có thể cho phép chúng tôi
được nổ súng sớm hơn một ngày được không. Cụ thể là vào ngày 26 tháng Tư ạ. Báo
cáo, hết!
Tư lệnh binh đoàn Mê Kông cũng đứng vụt dạy:
- Tôi đồng ý với ý kiến của anh Ân. Hướng chúng tôi phải
đột phá qua một hệ thống phòng thủ dày đặc ở Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hòa, toàn
là những chỗ rắn cả. Vì vậy, tôi cũng đề nghị cho chúng tôi nổ súng sớm hơn một
ngày.
Tư lệnh cánh Đông cúi xuống trao đổi với phái viên Bộ
tư lệnh chiến dịch và chính ủy một lát rồi dõng dạc:
- Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến các đồng chí. Tuy
nhiên, đây là một vấn đề hệ trọng liên quan đến cả chiến dịch nên sẽ phải thỉnh
thị Bộ tư lệnh. Xin khất các đồng chí, chậm nhất trưa mai sẽ có câu trả lời.
Còn ai có ý kiến gì nữa không?
Có tiếng đùn đẩy nhau ở góc phòng rồi một cánh tay giơ
lên. Đó là một sĩ quan còn khá trẻ của cơ quan tham mưu Bộ tư lệnh. Chỉ đợi Tư
lệnh gật đầu, anh đứng dạy lễ phép:
- Báo cáo thủ trưởng và các đồng chí! Tôi xin đề nghị
Tư lệnh nghiên cứu lại một điểm trong nhiệm vụ của hai binh đoàn. Cụ thể là trong
khi giao nhiệm vụ thì nhiệm vụ của binh đoàn Mê Kông thế là đã rõ. Mục tiêu chủ
yếu các đồng chí phải đánh chiếm là dinh Độc Lập. Còn nhiệm vụ của binh đoàn
Hương Giang là phối hợp và hỗ trợ cho binh đoàn Mê Kông. Vậy tôi đặt ra tình
huống, nếu binh đoàn Hương Giang đột nhập được vào nội thành trước thì có được
chiếm dinh Độc Lập không hay phải vòng sang trái, sang phải để chờ binh đoàn Mê
Kông vào. Ý kiến của tôi chỉ có vậy thôi ạ.
Tư lệnh cánh Đông cười hóm hỉnh:
- Anh chàng nào mà máy móc thế nhỉ? Trong song song
đột kích thì cách chi viện, hỗ trợ lẫn nhau tốt nhất là cứ thọc sâu vào phía
trong, càng nhanh càng tốt, không quặt sang phải, sang trái làm gì cả- Ông đưa
tay chém rất mạnh vào không khí và dằn giọng- Ai đột nhập được vào nội thành
trước thì đánh chiếm mục tiêu chủ yếu trước, sớm được phút nào là đỡ tốn xương
máu cho bộ đội phút ấy. Bây giờ thì còn ai có ý kiến nữa không?
Cả phòng họp đồng loạt trả lời đầy khí thế:
- Hết ạ!
Các cán bộ dự họp lập tức đứng dạy, ai cũng tỏ ra hết
sức vội vã. Ông Đào bắt chặt tay tướng Ân:
- Anh về trước đi. Thu xếp xong việc trên này tôi sẽ
xin phép Tư lệnh xuống trực tiếp với các anh.
Mắt tướng Ân sáng lên mừng rỡ:
- Anh xuống sớm nhé. Chỉ còn vài ngày chuẩn bị thôi.
Chia tay tướng Ân, ông Đào tiến lại bắt tay tư lệnh
binh đoàn Mê Kông:
- Chào anh Cẩm! Xin hỏi anh một chút. Theo như báo cáo
của anh thì bên anh được tăng cường 1 tiểu đoàn tăng. Vậy đó là tiểu đoàn đã
đánh Xuân Lộc hay là một tiểu đoàn khác?
Tướng Cẩm nhìn ông Đào có vẻ lạ lẫm rồi thủng thẳng:
- Cái tiểu đoàn 21 đánh Xuân Lộc thì còn được mấy xe?
Đây là tiểu đoàn khác, nghe nói mới từ Bắc vào, anh ạ.
Ông Đào hơi buồn khi nghe câu trả lời. Dẫu biết rẳng
tiểu đoàn 21 đã tổn thất nặng trong trận Xuân Lộc nhưng nếu biết sử dụng thì
vài xe nó vẫn có thể làm nên chuyện. Tuy nhiên, ông vẫn tỏ ra bình thản:
- Anh cho hỏi, bên đoàn H6 có cử ai sang làm đại diện
xe tăng không ạ?
Tướng Cẩm nhăn trán một lát mới trả lời:
- Hình như có một đồng chí đoàn phó thì phải- Ông quày
quả đưa tay ra bắt tay ông Đào- Thôi, tôi phải đi đây, đang vội lắm.
Ông Đào còn tần ngần đứng lại một lúc rồi thầm quyết
định sẽ cử Phùng sang bên đó hỗ trợ cho cơ quan đại diện xe tăng của binh đoàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét