Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

CHIẾM XE T58 CỦA TRUNG QUỐC CHẾ TẠO ĐÁNH KHMER ĐỎ

Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt!
1 chiếc xe tăng Type 62 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh minh họa.

Trong lúc hỗn loạn, 1 xe tăng Type 62 do TQ sản xuất mất phương hướng, chạy bừa về phía quân ta. Nó chạy rất nhanh nên khi các chiến sĩ ta phát hiện ra nó đã đến quá gần.

Xe tăng hạng nhẹ kiểu Type 62 (cán bộ chiến sĩ xe tăng Việt Nam quen gọi là T-58) là loại xe tăng hạng nhẹ do hãng Norinco của Trung Quốc sản xuất, phát triển từ năm 1960.
Đây là một phiên bản thu nhỏ của xe tăng T-59 (là 1 bản sao của xe tăng T-54) nên hình dạng của nó rất giống T-54A chỉ có điều nhỏ hơn, giáp mỏng nhẹ hơn, pháo nhỏ hơn và dùng các thiết bị điện tử khác nhằm giảm trọng lượng.
Type 62 được trang bị 1 khẩu pháo 85mm, 1 súng máy K53 song song bên pháo và 1 súng cao xạ 12,7 mm trên tháp pháo. Pháo 85 mm có thể bắn các loại đạn nổ phá, xuyên giáp, xuyên lõm và xuyên dưới cỡ với cơ số 47 viên. Tuy nhiên, pháo không có hệ thống ổn định nên độ chính xác khi bắn còn thấp.
Với trọng lượng chỉ có 21 tấn, Type 62 cơ động khá linh hoạt và sử dụng tương đối thuận lợi ở cả địa hình đồi núi lẫn đồng bằng. Tuy nhiên, do mục đích giảm trọng lượng nên vỏ giáp của Type 62 khá mỏng, chỗ dày nhất trên tháp pháo là 55 mm, chỗ mỏng nhất ở thân xe chỉ 15 mm nên khả năng bảo vệ kém.
Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt! - Ảnh 1.
Xe tăng Type 62 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh minh họa.
Để tăng cường sức mạnh cho Khơ me Đỏ, Trung Quốc đã viện trợ cho quân đội của tổ chức phản động này một số khá lớn xe tăng Type 62, làm nòng cốt tổ chức các trung đoàn TTG trong quân đội Khơ me Đỏ.
Với truyền thống "lấy xe địch đánh địch" đã có từ thời chống Mỹ, cán bộ chiến sĩ ta đã mưu trí linh hoạt thu được một số xe Type 62 để bổ sung ngay vào đội hình chiến đấu rất hiệu quả.
Type 62 đối đầu xe tăng T-54 thì chịu sao được nhiệt
Những ngày đầu tháng 1.1979, dưới sự tiến công mãnh liệt của Quân đoàn 3, tuyến phòng thủ đường số 7 của Khơ me Đỏ từng bước bị chọc thủng. Trên hướng Bắc đường 7, Tiểu đoàn XT3 phối thuộc cùng Trung đoàn BB48, Sư đoàn 320 đã đột phá qua Kra Sang và tập trung đánh chiếm Mo Lou.
Khi Mo Lou thất thủ, quân tướng địch mạnh tên nào tên nấy bỏ chạy một cách hỗn loạn. Xe ô tô, xe kéo pháo, xe tăng thiết giáp chiếc lao vào rừng, chiếc mở đường máu tháo chạy.
Trong lúc hỗn loạn ấy, một chiếc xe tăng Type 62 chắc do mất phương hướng nên chạy bừa về phía quân ta. Do hình dáng bề ngoài nhìn khá giống với xe tăng T-54, các chiến sĩ bộ binh lầm tưởng là xe của ta nên không bắn và bị nó gây ra một số tổn thất.
Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt! - Ảnh 2.
Bộ đội xe tăng Việt Nam huấn luyện chiến đấu.
Chiếc Type 62 chạy rất nhanh nên khi các chiến sĩ xe tăng phát hiện ra nó đã đến quá gần không thể dùng pháo tiêu diệt được. Chiến sĩ lái xe Nguyễn Thanh Tùng thuộc Đại đội XT9 nhanh trí kéo cần lái cho chiếc xe tăng T-54 số 999 của mình xoay ngang nằm chắn ngang đường.
Cán bộ chiến sĩ Đại đội XT9 nhanh chóng lên xe bắt tù binh và đưa chiếc Type- 62 này bổ sung vào đội hình chiến đấu.Do quán tính lớn, chiếc Type 62 không hãm được và cũng không vòng tránh được đã đâm sầm vào sườn xe T54 số 999 của Nguyễn Thanh Tùng. Cú đâm kinh hoàng đó làm toàn bộ kíp xe Type 62 bị thương ngất xỉu.
Thật may, cơ cấu điều khiển của nó cơ bản giống T-59 nên đã rất quen thuộc với chiến sĩ xe tăng Việt Nam. Còn pháo 85 mm trên Type 62 bắn chung đạn với K63-85 được nên việc tiếp vận không gặp khó khăn gì.
Cháy rồi nhưng biết dùng vẫn có thể dùng được
Trong chiến dịch này, Trung đoàn BB 52 của Sư đoàn 320 được tăng cường Tiểu đoàn XT1 và Đại đội thiết giáp 6 của Tiểu đoàn 2 là mũi thọc sâu có nhiệm vụ đột pháp Sere Kấc, đánh chiếm Ngã ba Chúp ngăn chặn không cho địch chạy về Kongpong Cham.
Lợi dụng kết quả đột phá, phân đội phái đi trước gồm 6 xe M113 và Tiểu đoàn BB 2 nhanh chóng thọc sâu vào tuyến phòng ngự của địch. Do đường xấu nên dọc đường tiến quân 3 xe M113 bị đứt, trật xích. Tuy nhiên, 3 xe còn lại cùng một số bộ binh vẫn nhằm hướng ngã ba Chúp thẳng tiến.
Mặc dù lực lượng khá mỏng song do lợi dụng được yếu tố bất ngờ cộng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí linh hoạt nên phân đội phái đi trước đã chiếm được ngã ba Chúp.
Do vị trí đặc biệt quan trọng của ngã ba Chúp, các chỉ huy Khơ me Đỏ quyết định phản công lấy lại bằng được. Sau nhiều lần phản công không có kế quả, sáng 1.1.1979, quân Khơ me Đỏ đã huy động lực lượng từ Suông lên phản kích, trong đó có cả xe tăng và xe thiết giáp.
Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt! - Ảnh 4.
Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và Bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp luyện tập, nâng cao kỹ thuật chiến đấu. Ảnh: TTXVN
Trong quá trình chiến đấu, 2 xe M113 và một số chiến sĩ bộ binh đã bị thương vong. Đến thời điểm này chỉ còn 1 xe M113 cơ động được; về phía bộ binh chỉ còn có 12 tay súng. Trận đánh diễn ra hết sức chênh lệch về lực lượng.
Mặc dù vậy, dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng BB Trịnh Xuân Lan, các chiến sĩ TTG và bộ binh vẫn kiên cường chiến đấu giữ vững trận địa. Sau những đợt tiến công dồn dập của địch, thêm nhiều người bị thương vong.
Với ưu thế hơn hẳn về binh lực, quân Khơ me Đỏ đã xâm nhập được một phần trận địa. Một chiếc Type 62 đã vào được khu vực chốt vừa đi vừa bắn rất hung hãn.
Đúng lúc đó, khẩu DKZ gắn trên M113 bất ngờ bị hỏng. Tiểu đoàn phó XT Nguyễn Tiến Hưởng rời xe xuống, anh nhặt khẩu B40 của chiến sĩ bị thương nhằm bắn chiếc Type 62. Chiếc xe tăng bùng cháy khựng lại ngay trước chiến hào phòng ngự. Bọn lính trên xe hoảng sợ bỏ xe tháo chạy.
Với trang bị 1 khẩu pháo 85 mm, 2 khẩu đại liên, chiếc xe tăng Type 62 là một sự bổ sung đáng kể về hỏa lực cho chốt phòng ngự. Nhờ vậy, phân đội phái đi trước đã giữ vững trận địa cho đến khi lực lượng ở phái sau lên tiếp ứng.Khi thấy chiếc xe tăng chỉ cháy ở bên ngoài, Hưởng cùng một số chiến sĩ nhảy lên xe cởi áo dập lửa. Khi lửa tắt, một chiến sĩ chui vào vị trí lái xe ấn nút khởi động. Xe nổ máy được và được đưa về trận địa bổ sung vào lực lượng phòng ngự.
Ngay từ thời chống Mỹ, Lữ đoàn XT 273 đã nổi tiếng với việc dùng xe địch đánh địch trong các trận tiến công thị xã Tuy Hòa, trận đánh chiếm Cầu Bông trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Và truyền thống đó đã được cán bộ chiến sĩ của lữ đoàn phát huy trong quá trình làm nghĩa vụ quốc tế sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét