Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

NHỮNG KÍP XE TĂNG THIỆN XẠ

Việt Nam có những kíp xe tăng thiện xạ không kém huyền thoại của Liên Xô
Bộ đội xe tăng Việt Nam huấn luyện.

Xe 763 nhận lệnh cơ động ra cảng Ninh Chữ đánh địch rút chạy bằng đường biển. Thấy xe tăng ta, tàu địch chạy hết ra xa. Pháo thủ Trần Văn Song với 4 quả đạn đã bắn cháy 3 tàu địch.

Ra đời từ Thế chiến 1, trải qua hơn 1 thế kỷ phát triển xe tăng đã chứng tỏ được vai trò của mình trong chiến tranh hiện đại. Đó là loại phương tiện chiến đấu chủ yếu của Lục quân, có hỏa lực mạnh, sức cơ động việt dã cao và khả năng phòng hộ tốt.
Với vũ khí chính là một khẩu pháo nòng dài, trang bị nhiều loại đạn, mục tiêu chủ yếu của xe tăng là xe tăng, pháo tự hành đối phương hoặc các mục tiêu kiên cố. Tuy nhiên, việc phát huy hiệu quả của nó như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người trực tiếp sử dụng chúng.
Trong lịch sử chiến tranh của thế giới đã ghi nhận một số kíp xe "thiện xạ", có hiệu suất sử dụng vũ khí rất cao.
Kíp xe huyền thoại trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Đó là kíp xe của Anh hùng xe tăng Lavrienko.
Dmitri Fedorovich Lavrienko sinh năm 1914, ở làng Bextraxnaia (Dũng cảm) vùng Côban. Ở trong Hồng quân, anh được thưởng huân chương, sau đó tốt nghiệp trường trung cấp xe tăng. Ngay từ khi ở trường, bạn bè đã gọi anh có "đôi mắt xạ thủ" vì tài bắn chính xác kỳ lạ.
Từ tháng 9-1941, Lavrienko được chuyển về lữ đoàn xe tăng cận vệ của đại tá Katukov và được giao chỉ huy một kíp xe T34. Ngay trong tháng đầu tiên tại đây, anh đã bắn hạ 4 chiếc tăng của phát xít Đức, mở đầu cho một chuỗi chiến thắng oanh liệt của mình.
Việt Nam có những kíp xe tăng thiện xạ không kém huyền thoại của Liên Xô - Ảnh 1.
Kíp xe tăng của Anh hùng trung úy D. Lavrienko (bên trái), tháng 10-1941. Ảnh: VIKIPEDIA.ORG”
Ngày 6-10-1941, đại tá Katukov giao cho thượng úy Lavrienko chỉ huy 4 xe tăng T-34 đến yểm trợ cho bộ binh rút lui và nếu có thể, cố kéo dài thời gian để lực lượng chính đến tăng cường. Nhưng tình hình xảy ra ngoài dự kiến. Theo hồi ký của thượng sĩ Ponomarenko, lái xe tăng của Lavrienko:
" Lavrienko nói với chúng tôi: Chúng ta không sống để trở về đâu, nhưng ta phải cho quân địch một bài học. Các cậu hiểu không? Chúng ta lao lên chỗ mô đất, nơi xe tăng Đức, như lũ chó, đang lùng sục đấy. Tiến lên!- Lavrienko giục – Xông lên, vào chiếc xe hạng nặng đấy.
Sau đó chúng tôi thấy, một xe tăng Đức cỡ trung đứng giữa hai chiếc tăng của ta đang cháy; chúng tôi lao vào làm nó vỡ ra. Nhìn thấy một chiếc khác đang tháo chạy. Chúng tôi nổ súng! Lửa bùng trùm lên… Được 3 chiếc rồi. Bọn lính xe tăng Đức bỏ chạy tứ tung.
Cách khoảng 300 mét, thấy còn một chiếc nữa, tôi chỉ cho Lavrienko, anh ấy đúng là xạ thủ chính hiệu. Chỉ phát thứ 2, chiếc xe đã vỡ đôi. Đây là chiếc thứ tư. Và Kapotov cũng chẳng kém lắm: anh ấy có 3 chiếc tăng Đức rồi.
Rồi Polianxki cũng cho một chiếc về âm phủ. Chúng tôi đã cứu nguy đại đội bộ binh như thế đấy! Còn chúng tôi chả mất mát tí nào!"
Việt Nam có những kíp xe tăng thiện xạ không kém huyền thoại của Liên Xô - Ảnh 2.
Anh hùng xe tăng Liên xô - Trung úy D. Lavrienko.
Khi các trận chiến đấu giành Mxenxcơ kết thúc, toàn bộ lữ đoàn xe tăng 4 được điều đến bảo vệ hướng đại lộ Volokolamxcơ (ngoại ô Mátxcơva). Theo lệnh của đại tá Katukov, xe tăng của anh được lệnh ở lại 1 ngày đêm để bảo vệ sở chỉ huy.
Việt Nam có những kíp xe tăng thiện xạ không kém huyền thoại của Liên Xô - Ảnh 3.
Hết thời gian, anh cho xe chạy hết tốc lực cố đuổi kịp lữ đoàn trên đại lộ. Nhưng đại lộ đầy xe cộ và chướng ngại vật cản trở, nên hy vọng đuổi kịp bị tan biến. Khi ấy ê-kíp quyết định ghé vào thành phố Xerpukhov tìm tiệm hớt tóc.
Trong khi đang làm đẹp mái tóc, các anh "bị" một chiến sĩ Hồng quân tìm gặp. Anh ta yêu cầu các chiến sĩ xe tăng đến gặp chỉ huy thành phố.
Tại đây, họ được biết, chỉ mấy tiếng đồng hồ nữa quân Đức sẽ đánh chiếm thành phố, nếu không có phép màu nào đó xảy ra. Và phép màu đó chính là ê-kíp T-34 của Lavrienco.
Chiếc T34 được ngụy trang bằng cành cây và đám lá rụng, hoàn toàn phù hợp với cảnh quan vùng bìa rừng xung quanh . Các chiến sĩ xe tăng ngồi trong xe phục kích, ít lâu sau, trên đường xuất hiện môtô và xe tăng quân địch.
Sau khi bắn cháy chiếc xe đầu và cuối đoàn xe, chiếc T-34 vừa chạy ngoằn ngoèo trên đường vừa dùng pháo bắn vào đoàn xe.
Lúc đầu bọn Đức kinh hoàng, không kịp phản ứng gì! Chỉ trong mấy phút, 6 chiếc bị bắn cháy, một số pháo và ôtô bị tiêu diệt. Kẻ địch bắt đầu bỏ chạy. Phần thưởng của trận đánh ấy cho Lavrienko là chiếc xe buýt Đức chỉ huy đoàn xe được chỉ huy thành phố cho phép, anh kéo theo về đơn vị.
Ê-kíp này thể hiện sự khôn khéo, thông minh không phải một lần. Ngày 17. 11. 1941, trong trận chiến đấu gần làng Sưskino, T-34 của Lavrienko đã tiêu diệt 6 xe địch nhờ biết lợi dụng địa hình.
Chiếc xe tăng trước đó được sơn màu trắng sữa nên khi ra ngoài tuyết gần như hoàn toàn vô hình. Một đoàn xe tăng địch đang di chuyển, bất ngờ bị biến thành đống sắt vụn, còn T34 kịp thời lặn mất vào trong rừng.
Ngày hôm sau, xe tăng của anh trung úy này bắn cháy thêm 7 chiếc nữa, còn về phía mình, xe bị thương, lái xe và điện thoại viên hy sinh.
Trong trận đánh gần làng Gariuna ngày 18-12-1941, Lavrienko bắn cháy chiếc xe tăng thứ 52 của Đức. Ngay sau khi trận đánh vừa kết thúc, anh chạy về để báo cáo chỉ huy, bị hy sinh do mảnh mìn nổ bên cạnh văng trúng.
Số lượng xe tăng bị anh tiêu diệt đáng kinh ngạc! Chỉ trong 2 tháng rưỡi, anh đã bắn cháy 52 xe tăng địch. Anh sẽ còn tiêu diệt bao nhiêu địch nếu anh không bị hy sinh một cách phi lý như vậy?
Dimitry Fedorovich Lavrienko là chiến sĩ xe tăng giỏi nhất Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Anh được truy tặng Danh hiệu Anh hùng Liên Xô vào năm 1990, sau ngày anh hy sinh 49 năm.
Những kíp xe tăng thiện xạ trong chiến tranh Việt Nam
Do những đặc điểm riêng, việc sử dụng xe tăng ở chiến trường Việt Nam không được phổ biến cho lắm và thường diễn ra với quy mô nhỏ. Tuy vậy, sử sách cũng đã ghi lại những kíp xe "thiện xạ" nổi tiếng về hiệu suất sử dụng vũ khí.
Kíp xe 377: Đó là kíp xe tăng T-59 do trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển chỉ huy, thuộc biên chế Trung đội 3, Đại đội xe tăng 7, Tiểu đoàn 297, Mặt trận B3.
Việt Nam có những kíp xe tăng thiện xạ không kém huyền thoại của Liên Xô - Ảnh 4.
Xe tăng huyền thoại 377 của Binh chủng Tăng thiết giáp Việt Nam.
Trong trận đánh Đắc Tô - Tân Cảnh ngày 24.4. 1972, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh Tân Cảnh, Trung đội 3 nhận lệnh cơ động lên Đắc Tô 2 để chi viện bộ binh đánh địch phản kích.
Do đường xấu, lại bị máy bay địch chặn đánh nên chỉ có một xe 377 cơ động đến trước. Vào lúc đó, hai chi đội xe tăng địch từ Bến Hét cơ động về phản kích đang đẩy lùi, dồn ép bộ binh của ta. Tình hình rất nguy cấp.
Không chần chừ đợi cả trung đội đến, kíp xe 377 đã lao thẳng vào đội hình xe tăng địch, đồng thời phát huy hỏa lực liên tục bắn hạ 7 xe tăng M41 của địch. Tuy nhiên, "mãnh hổ nan địch quần hồ", sau đó xe 377 cũng bị bắn cháy, cả kíp xe anh dũng hy sinh.
Năm 2009, kíp xe 377 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Kíp xe 901: Do đại đội trưởng Nguyễn Văn Thái chỉ huy, thuộc biên chế của Đại đội xe tăng 7, Tiểu đoàn 512, Lữ đoàn xe tăng 203.
Trong trận đánh thị xã Đông Hà (Quảng Trị) ngày 27.4.1972, xe 901 và các xe của Trung đội 1, Đại đội xe tăng 7 được giao nhiệm vụ chiếm trận địa bắn trực tiếp do công binh chuẩn bị để đánh địch trên các điểm cao 32, 35 phía tây nam Đông Hà.
Do trời nhiều sương mù và còn thiếu kinh nghiệm, xe tăng địch lại ẩn nấp trong công sự nên pháo thủ xe 901 bắn không trúng mục tiêu.
Thấy vậy, đại đội trưởng Nguyễn Văn Thái đã trực tiếp xuống thay pháo thủ ngắm bắn. Anh lần lượt bắn hạ 5 xe tăng địch, góp phần quan trọng cùng đơn vị giải phóng thị xã Đông Hà.
Việt Nam có những kíp xe tăng thiện xạ không kém huyền thoại của Liên Xô - Ảnh 5.
Xe 377 lập công xuất sắc.
Kíp xe 763: Do pháo thủ Trần Văn Song chỉ huy, thuộc biên chế Đại đội xe tăng 3, Tiểu đoàn 4, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2.
Sau khi chiếm được dinh tỉnh trưởng, xe 763 nhận lệnh cơ động ra cảng Ninh Chữ đánh địch rút chạy bằng đường biển. Thấy xe tăng ta xuất hiện, tàu địch đang đậu trong cảng chạy hết ra xa. Pháo thủ Trần Văn Song với 4 quả đạn pháo 85mm đã bắn cháy 3 tàu địch, làm cho ý định đón tàn quân của chúng hoàn toàn phá sản.Ngày 16.4.1975, Đại đội xe tăng 3 dẫn đầu đội hình tiến công giải phóng thị xã Phan Rang. Trong quá trình chiến đấu, chính trị viên Nguyễn Văn Trạch, trưởng xe 763 bị thương và giao quyền chỉ huy cho pháo thủ Trần Văn Song.
Đạt được hiệu suất chiến đấu cao như vậy hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Đó bao giờ cũng là kết quả của một quá trình huấn luyện, luyện tập lâu dài, gian khổ và thường xuyên liên tục, đúng như câu khẩu hiệu của bộ đội xe tăng Việt Nam: "Khổ luyện lái tài, tay chai bắn giỏi".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét