Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

CHẢ LẼ PHÁO XE TĂNG CŨNG CÓ "ĐẦU RUỒI"?

Đại tá xe tăng VN: Đúng là pháo của siêu tăng T-14 Armata Nga có "đầu ruồi" thật?
Xe tăng T-14 Armata duyệt binh trên Quảng trường Đỏ.

Cận cảnh nòng pháo của các loại xe tăng hiện đại như T-90, T-14 Armata (Nga), M1 Abrams (Mỹ)... ta đều thấy có một bộ phận trông giống như "đầu ruồi" trên các loại súng bộ binh.

Nhiều người đã đặt câu hỏi: "Đó có phải là đầu ruồi không? Chả lẽ pháo xe tăng cũng cần có đầu ruồi?".
Xin thưa: Đó đúng là "đầu ruồi" thật! Tuy nhiên, "đầu ruồi" này không dùng để ngắm bắn cho pháo mà có những tác dụng khác.
Nhờ có "đầu ruồi", việc hiệu chỉnh vũ khí trở nên dễ dàng thuận lợi hơn
Nhìn chung, đối với xe tăng hiện đại tiêu biểu như T-90, T-14 Armata (Nga), T-84 Oplot-M (Ukraina), Leclerc (Pháp), Merkava MK4 (Israel), Challenger 2 (Anh), M1 Abrams (Mỹ) thì việc ngắm bắn các loại vũ khí đều phải thông qua kính ngắm.
Để đảm bảo ngắm bắn chính xác, giữa kính ngắm và vũ khí phải có một sự thống nhất nhất định. Sự thống nhất này được thực hiện khi hiệu chỉnh vũ khí.
Hiệu chỉnh vũ khí thường được tiến hành trước khi bước vào chiến đấu, trước khi diễn tập hoặc bắn kiểm tra. Nguyên tắc hiệu chỉnh là: "Kính theo pháo, súng máy theo kính". Nghĩa là, trước hết phải chỉnh cho kính ngắm thống nhất với vũ khí chính là khẩu pháo, sau đó chỉnh súng máy theo kính.
Đại tá xe tăng VN: Đúng là pháo của siêu tăng T-14 Armata Nga có đầu ruồi thật? - Ảnh 1.
Xe tăng T-90MS do Nga chế tạo
Đối với xe tăng thế hệ I, II việc hiệu chỉnh kính theo pháo thường được thực hiện theo các bước sau:
- Đỗ xe nơi bằng phẳng. Chọn 1 điểm ngắm xa có khoảng cách khoảng 1.500 mét.
-Tháo kim hỏa pháo, căng chỉ thành một chữ thập ở miệng nòng pháo (theo 4 vạch dấu). Một người ngắm qua nòng điều khiển người thứ hai quay pháo sao cho chữ thập miệng nòng trùng với điểm ngắm xa.
- Ngắm qua kính ngắm, quay pháo và vặn ốc hiệu chỉnh sao cho đầu ngắm lớn trong đó trùng với điểm ngắm xa. Tiếp đó vặn ốc để "quy 0 thước ngắm".
- Sau khi hiệu chỉnh kính theo pháo xong thì hiệu chỉnh súng máy theo kính. Các bước tiến hành gần tương tự như trên song điểm ngắm xa chỉ còn khoảng 400 mét.
Ngoài cách hiệu chỉnh theo điểm ngắm xa, người ta còn có thể hiệu chỉnh theo bảng hiệu chỉnh hoặc bảng kiểm tra.
Đại tá xe tăng VN: Đúng là pháo của siêu tăng T-14 Armata Nga có đầu ruồi thật? - Ảnh 2.
Nói chung, các bước hiệu chỉnh này tương đối phức tạp, mất thời gian và nhất là phải ra ngoài xe- rất nguy hiểm trong tình huống chiến đấu ác liệt. Ngoài ra, đối với tháp pháo tự động của xe tăng T-14 Armata thì hoàn toàn không có chỗ cho người ngắm qua khóa nòng. Do vậy người ta đã tìm cách cải tiến và đó chính là lúc "đầu ruồi" của pháo ra đời.
Với các loại xe tăng hiện đại, nhờ có "đầu ruồi" ở đầu nòng pháo và chế độ "hiệu chỉnh" trong kính ngắm người ta hoàn toàn có thể ở trong xe để hiệu chỉnh kính theo pháo trong thời gian 1-2 phút.
Cụ thể: người ta chỉ cần chuyển kính ngắm về chế độ hiệu chỉnh và vặn các ốc hiệu chỉnh cho đầu ngắm lớn trong đó trùng với khe sáng trên đỉnh "đầu ruồi" là được. Thật là nhanh chóng, chính xác và an toàn!
Đại tá xe tăng VN: Đúng là pháo của siêu tăng T-14 Armata Nga có đầu ruồi thật? - Ảnh 3.
Xe tăng M1A2 Abrams do Mỹ chế tạo.
"Đầu ruồi" góp phần làm cho pháo bắn chính xác hơn
Ngoài tác dụng hiệu chỉnh pháo, "đầu ruồi" của pháo còn có nhiệm vụ đo độ cong nòng pháo để cung cấp cho máy tính đường đạn xử lý.
Như chúng ta đều biết, nòng pháo là chi tiết được chế tác rất cẩn thận và chính xác để đảm bảo độ chính xác khi bắn. Một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với nó là phải thẳng.
Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng, do tác động của bức xạ nhiệt, phía trên nòng pháo thường nóng hơn và bị giãn ra theo hiệu ứng giãn nở vì nhiệt, cộng với tác động của trọng lực nòng pháo nên sẽ làm cho đầu nòng pháo cong về phía dưới dẫn đến đường đạn bắn ra cũng thay đổi.
Đại tá xe tăng VN: Đúng là pháo của siêu tăng T-14 Armata Nga có đầu ruồi thật? - Ảnh 4.
Xe tăng Lerclec do Pháp chế tạo.

Để đảm bảo loại bỏ tác động của độ cong nòng pháo đến đường đạn người ta lắp ở "đầu ruồi" nòng pháo một chi tiết gọi là "cụm phản xạ" và ở gốc nòng pháo (nơi tiếp giáp giữa nòng pháo với tháp pháo) một bộ phận khác gọi là "cụm đo".Mặc dù đối với xe tăng hiện đại, hầu hết các nòng pháo đều được người ta bọc cho một lớp bảo ôn song vẫn không khử được hoàn toàn độ cong này.
Tương tác giữa cụm đo với cụm phản xạ sẽ tính ra độ cong của nòng pháo. Dữ liệu này sẽ được số hóa và đưa vào máy tính đường đạn để xử lý tính toán phần tử bắn.
Và sẽ không hề sai khi nói: "đầu ruồi" nòng pháo góp phần làm cho pháo bắn chính xác hơn!
Nguồn: http://soha.vn/dai-ta-xe-tang-vn-he-lo-bi-an-phao-tang-t-14-armata-cung-co-dau-ruoi-nhu-sung-bo-binh-20180522113956176rf20180522113956176.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét